Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Đác (Hạt): Cây thuốc chữa sốt, lợi tiểu, được nhiều người ưa chuộng sử dụng cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Cây Đác là giống cây lâu năm thuộc họ Cau Arecaceae, có nguồn gốc khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia và Philippine. Công dụng: Quả gây ngứa, sưng, đau nhức, tan máu. Thân làm thuốc chữa sốt, lợi tiểu. Rễ chữa viêm cuống phổi, giúp tiêu hoá tốt.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Đác (Hạt)
Tên khác: Hột đác; hạt đát hay hạt đác
Tên khoa học: Arenga pinnata (Wurmb) Merr. – Saguerus pinnatus Wurmb. Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau).
Đặc điểm tự nhiên
Cây Đác cao từ 7 đến 10m hoặc hơn. Đường kính thân cây từ 40 đến 50 cm. Thân cây có nhiều bẹ hay gốc cuống lá tàn lụi dày và đông đặc. Lá cây mọc vòng xung quanh thân và tập trung ở phía ngọn, tỏa rộng ra chung quanh. Chiều dài lá từ 3 đến 5m, mọc kiểu lá kép lông chim, hai mặt lá khác nhau, mặt trên màu lục, mặt dưới màu trắng như phấn. Dưới cuống lá có nhiều lá chét xếp hai bên. Lá chét có chiều dài từ 0,8 đến 1,2 m, chiều rộng từ 4 đến 5,5 m, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá.
Cụm hoa mọc thành hình bông mo to, chia nhiều nhánh cong xuống, dài từ 0,9 – 1,2 m. Hoa đực có hình nón. Nhị hoa nhiều, từ 70 đến 80 nhị. Hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. Quả hình cầu dài 3,5 – 5 cm, màu vàng nâu nhạt, trong đó có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu xám nâu, quả tiết chất nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim rất nhỏ.
Hạt Đác có hình dạng elip và màu trắng mờ, kết cấu dai và có hương vị.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ở Việt Nam, cây Đác phân bố khá phổ biến, cây thường mọc nhiều ở chân núi ẩm, trong thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi của nước ta.
Cây ra hoa từ tháng 6 và có quả từ tháng 2 đến tháng 3 (năm sau).
Ngoài ra, cây còn phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, Indonexia, Philippin.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của đác gồm hạt, tủy thân, rễ – Semen, Medulla et Radix Arengae Pinnatae.
Thành phần hoá học
Theo tài liệu phân tích năm 1979 của Viện chăn nuôi, hạt Đác chứa 14,8% là nước, 2,6% protid, 1,1% lipid và các celuloza, dẫn xuất không protein, khoáng toàn phần (calcium, phosphor…).
Trong ruột thân cây Báng có nhiều tinh bột; trong nước chảy từ bông mo có chứa nhiều đường sacaroza.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Theo đông y, hạt Đác có vị đắng, cay, có độc; có tác dụng phá túc thực và tích huyết. Tủy thân của cây đác (phần chứa tinh bột) thì có vị ngọt, tính bình; có tác dụng giúp bổ ích cho cơ thể, làm mạnh sức, nhẹ mình.
Người dân đã biết lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm từ thời đại vua Hùng. Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước ngọt có thể nấu thành đường ăn hoặc cho lên men để chế rượu. Còn nhân hạt khi luộc chín ăn rất ngon.
Mỗi cây Đác có thể cho khoảng 100kg bột, nhờ tác dụng này nên đác được ưa trồng trên các tỉnh miền núi để lấy bột ăn thay lương thực khi cần thiết. Nõn cây bóc vỏ cứng, thái nhỏ, luộc bỏ nước, dùng nấu canh ăn hay xào ăn.
Theo y học hiện đại
Hạt Đác dùng trị tâm vị khi thống và trị các chứng đau do huyết ứ thành hòn cục ở phụ nữ sau sinh đẻ. Bột Đác bồi bổ hư tổn, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi.
Thân cây có khi cũng được sử dụng chữa cảm sốt. Rễ cây dùng trị viêm cuống phổi và làm dễ tiêu hóa.
Trong hạt Đác chứa nhiều chất dinh dưỡng như chloride, acid lauric,… các nguyên tố vi lượng canxi, sắt, magie, kali, natri, photpho,… vì vậy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, cụ thể như sau:
Bổ sung năng lượng
Do chứa nhiều dinh dưỡng nên hạt Đác có thể kịp thời cung cấp cho cơ thể, rất tốt cho những người thường xuyên làm việc chân tay, đặc biệt các vận động viên.
Nhờ cơ chế bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng, nên có thể thúc đẩy và hỗ trợ các tế bào, mô, cơ bị tổn thương sớm hồi phục và tái tạo mới trong thời gian ngắn.
Giảm cân
Hạt đác đóng vai trò như một chất điện phân tự nhiên, vừa làm nguyên liệu giải khát, lại có khả năng thúc đẩy sự trao đổi chất bên trong cơ thể, do đó rất phù hợp với những người đang muốn giảm cân.
Đặc biệt, loại hạt này chứa rất ít chất béo và calo, nên có ăn nhiều chút cũng không sợ béo hay tăng cân. Nên mọi người cứ yên tâm sử dụng và chế biến theo nhu cầu nhé.
Ngăn ngừa loãng xương
Cứ mỗi 100g hạt Đác chứa tới 91mg canxi, nên rất phù hợp cho người có nhu cầu bổ sung canxi, đặc biệt người đang bị loãng xương.
Ngoài ra, loại hạt này còn giúp đẩy nhanh và thúc đẩy hấp thụ magie, một nguyên tố rất quan trọng hỗ trợ xương chắc khỏe và cứng cáp hơn.
Hỗ trợ điều trị xương khớp
Trong hạt Đác chứa một cacbohydrat rất quan trọng là galactomannan, là nguyên liệu sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp, có công dụng giảm đau gây ra bởi viêm khớp.
Ăn hạt Đác thường xuyên là cách giúp hạn chế những cơn đau, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hạt Đác vừa cung cấp, vừa giúp tăng hấp thu các dưỡng chất gồm amino acid, vitamin, khoáng chất,… do đó hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mặt khác, nó còn giúp điều tiết lượng đường và cải thiện sự tiết insulin.
Giúp điều hòa huyết áp
Những người bị cao huyết áp, hàm lượng kali trong cơ thể thường thấp, nếu ăn hạt Đác sẽ giúp bổ sung lượng lớn kali và acid lauric, từ đó hỗ trợ điều hóa huyết áp hiệu quả.
Tốt cho hệ tim mạch
Hạt Đác có tác dụng giúp tăng DHL cholesterol, rất tốt cho tim mạch, do đó nếu chọn làm món ăn mỗi tuần sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Liều dùng & cách dùng
Bột Báng được dùng làm thực phẩm.
Nước ở bông mo Báng được dùng làm nguyên liệu chế đường, rượu.
Ngoài ra, thân cây Báng còn được dùng làm thuốc, chữa sốt, lợi tiểu. Ngày gùng 30 – 50g thân cây dưới dạng thuốc sắc.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chưa có thông tin.
Lưu ý
Dịch của lớp vỏ quả ăn da, độc đối với cá.
Nguồn Tham Khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).
Tracuuduoclieu.vn: https://tracuuduoclieu.vn/arenga-pinnata-wurmb-merr.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.