Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Đơn Buốt: Vị thuốc dùng ngoài chữa dị ứng

Đơn Buốt: Vị thuốc dùng ngoài chữa dị ứng

By Công Đông Y
Đơn Buốt: Vị thuốc dùng ngoài chữa dị ứng

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Đơn Buốt: Vị thuốc dùng ngoài chữa dị ứngcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Đơn buốt là một cây thuốc mọc hoang ở khắp nơi tại miền Bắc, miền Trung nước ta, còn thấy mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan, Philipin.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Đơn buốt.

Tên khác: Đơn kim, Cúc áo, Quỷ châm thảo, Zí lạy (Kho), Zrum knóc (Bana).

Tên khoa học: Bidens pilosa L. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm tự nhiên

Đơn buốt là cây thảo sống hàng năm, cao 0,4 – 1 m. Thân và cành khía dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống lá dài, lá kép gồm 3 lá chét.

Gốc lá hình mác, hơi tròn, cuống lá ngắn, mép lá có răng cưa thô. Cụm hoa chụm lại, màu vàng, ở nách lá hoặc ở đầu cành, đơn độc hay thành từng đôi. Quả hình thoi, hình tam giác, không đều, dài 1 cm, có rãnh dọc ở đỉnh.

Đơn Buốt: Vị thuốc dùng ngoài chữa dị ứng
Cây Đơn buốt

Phân bố, thu hái, chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi tại miền Bắc, miền Trung nước ta, còn thấy mọc ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Philippin.

Thường dùng toàn cây tươi hoặc phơi khô. Thu hái lúc cây đang ra hoa vào mùa hè. Có nơi chỉ sử dụng hoa phơi khô ngâm rượu.

rễ cây đơn buốt
Tất cả các bộ phận của cây (trừ rễ) đều được tận dụng làm thuốc

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của đơn buốt là cả cây.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, đơn buốt có vị đắng, nhạt, tính mát, hơi the, vào 2 kinh là can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, mát máu, sát trùng.

Theo y học hiện đại

Đơn buốt có hiệu quả trong việc ngăn ngừa phản ứng quá mẫn ở chuột lang, ngăn ngừa phản ứng quá mẫn ở chuột bạch, ruột chuột lang và ruột thỏ cô lập, có tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù bằng formalin và dextran.

Cao chiết với methanol từ lá có tác dụng ức chế in vitro đối với các vi sinh vật như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Candida albicans… Cao nước tươi có tác dụng ức chế in vitro các vi khuẩn khác như Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris… Những polyacetylene có trong cúc áo có tác dụng diệt nấm và diệt khuẩn, các flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Ngoài ra, đơn buốt còn có tác dụng chống đái tháo đường trên thực nghiệm.

Cao đơn buốt còn có hoạt tính chống sốt rét cả in vivo và in vitro. Cao cồn dược liệu có thể gây ức chế 90% Plasmodium falciparum in vitro.

Nghiên cứu cơ chế tác dụng kháng viêm của đơn buốt thấy cao cồn đối với các chất ức chế cyclooxygenase cho thấy sự ức chế mạnh sự tổng hợp prostaglandin trong thử nghiệm in vitro. Cao methanol của đơn buốt còn có hoạt tính bảo vệ chống phóng xạ đối với tủy xương. Đơn buốt còn có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm giảm huyết áp và chống loét.

Liều dùng & cách dùng

Dùng ngoài: Đơn buốt thường được dùng bằng cách nấu nước (100 – 200g nấu với 4 – 5 lít nước) tắm trong trường hợp bị mẩn ngứa, bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1 – 2 lần sẽ thấy kết quả.

Đối với mắt đau, dùng lá tươi giã nát đắp lên mí mắt. Một số nơi dùng hoa đơn buốt ngâm rượu (1/5) ngậm trong trường hợp bị đau răng.

Theo kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc (Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám, 1960:146), đơn buốt có tác dụng chữa lỵ, cổ họng sưng đau, yết hầu và nấc. Còn có tác dụng giải độc, cầm đại tiện và giải nhiệt.

Dùng ngoài chữa bọ cạp, rắn cắn, nhện. Gần đây, ở Trung Quốc đã có kinh nghiệm dùng cây đơn buốt trong điều trị viêm ruột thừa và hiệu quả rất rõ rệt. Ngày uống 4 – 16g, dạng thuốc sắc. Sử dụng bên ngoài bất kể liều lượng.

Đơn buốt trị đau răng
Một trong những công dụng của Đơn buốt là chữa đau răng

Bài thuốc kinh nghiệm

Theo kinh nghiệm dân gian ở Trung quốc: Đơn buốt được dùng để chữa lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau, ngộ độc, nấc. Uống 4 – 16g thuốc sắc mỗi ngày. Dùng ngoài, không kể liều lượng, trị bọ cạp, nhện độc, rắn cắn.

Ở Philippines, lá thảo dược được dùng như một loại rau ăn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Ở Malaixia, nước sắc dùng chữa ho. Ở Mexico, nó được dùng dưới dạng trà để điều trị bệnh tiểu đường và rối loạn thần kinh, như một loại thuốc bổ thần kinh chữa trầm cảm và mệt mỏi về tinh thần. Ở Brazil, lá được dùng chữa vết thương, vết loét và sưng hạch.

Ở Nigeria, nước ép hoặc nước sắc của lá được sử dụng để điều trị viêm đại tràng và tiêu chảy, và nước ép tươi của toàn bộ thảo mộc được sử dụng để điều trị đau tai, chảy máu và các phản ứng viêm. Ở Rwanda, lá thuốc được dùng để chữa bệnh viêm phổi. Ở Papua, nụ hoa nghiền nát được sử dụng tại chỗ để lấy mủ từ nhọt, và cồn của hoa và lá được sử dụng để điều trị đau răng.

Đơn buốt trị bệnh
Giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương

Lưu ý

Đơn buốt là loài cây phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng đơn buốt có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Tra cứu dược liệu Độc hoạt: //tracuuduoclieu.vn/don-buot.html.

  2. Viện Dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cây Đỗ trọng: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Đại táo (Quả): Vị thuốc rất phổ biến trong y học cổ truyền

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Khung cát thang (Phổ tế bản sự phương)

Khung cát thang (Phổ tế bản sự phương)

Tảo xoắn: Loài tảo dinh dưỡng giúp chống oxi hóa, tăng sức đề kháng

Tảo xoắn: Loài tảo dinh dưỡng giúp chống oxi hóa, tăng sức đề kháng

Lá sen (Liên diệp): Vị thuốc quen thuộc nhưng nhiều công dụng quý báu

Lá sen (Liên diệp): Vị thuốc quen thuộc nhưng nhiều công dụng quý báu

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook