Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Đu đủ (Hoa đực): Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh

Đu đủ (Hoa đực): Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh

By Công Đông Y
Đu đủ (Hoa đực): Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Đu đủ (Hoa đực): Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Đu đủ (Hoa đực).

Tên khác:

Bông đu đủ đực.

Tên khoa học: Carica papaya L.

Họ: Đu đủ.

Đặc điểm tự nhiên

Hoa Đu đủ đực có màu trắng hay xanh, đài hoa nhỏ, với vành to năm cánh. Hoa đực được mọc ở kẽ lá thành hình chùy có cuống dài. Hoa cái thì có tràng dài hơn tràng hoa đực, cũng mọc thành hình chùy ở kẽ lá.

Đu đủ đực ra hoa quanh năm. Cây trưởng thành ra nhiều hoa nhưng không có quả.

Đu đủ (Hoa đực): Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh
Hoa Đu đủ đực

Phân bố, thu hái, chế biến

Đu đủ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Được người Tây Ban Nha đưa tới Philippines vào những năm 1550. Sau đó được mang vào khu vực nhiệt đới châu Á, châu Phi. Ngày nay, Đu đủ được trồng ở khắp các nước nhiệt đới như Brasil, Ấn Độ, Nam Phi, Philippines, Việt Nam…

Đu đủ thường trồng bằng hạt. Đào lỗ, mỗi lỗ gieo 3 đến 4 hạt. Tách các cây con ra chỗ khác khi mọc lên. Sau khi trồng 8 đến 10 tháng sẽ thu hoạch. Thu hoạch mạnh nhất từ năm thứ 3.

Thời điểm thu hái hoa Đu đủ đực lý tưởng: Khoảng tháng 5 đến tháng 10.

Khi hái về, đem hoa Đu đủ đực rửa sạch, loại tạp chất và sơ chế bằng cách phơi trong bóng râm hoặc khu vực có gió lùa thông thoáng. Không nên phơi dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm mất dược tính của hoa và làm cho cánh hoa nhanh bị vụn nát vì mất nước hoàn toàn.

Phơi từ 3 – 4 ngày, hoa khô được bảo quản trong túi nilon hoặc lọ thủy tinh kín để tránh ẩm mốc tấn công.

Bộ phận sử dụng

Hoa Đu đủ đực.

Thành phần hoá học

Hoa Đu đủ đực có chứa các nguyên tố đa lượng và vi lượng như: Kali (K), Natri (Na), Mangan (Mn), Magie (Mg), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Canxi (Ca),… với các tỷ lệ khác nhau.

Trong hoa Đu đủ đực còn chứa các thành phần hữu cơ:

  • Axit folic với nồng độ cao 510,34mg/ 100g trọng lượng khô. Axit folic (vitamin B9) là một vitamin thiết yếu, cần cho các chuyển hóa của cơ thể.

  • Các hợp chất phenolic như axit caffeic, axit gentisic, axit m ‐coumaric, axit p ‐ coumaric, axit salicylic và quercetin. Ngoài ra còn có alkaloid và saponin. Các chất trên có khả năng chống oxy hóa hiệu quả.

  • Ngoài ra hoa Đu đủ đực còn giàu vitamin A, C, E cùng với các dưỡng chất.

Các chiết xuất từ hoa Đu đủ đực có tính chất chống oxy hóa thông qua ức chế gốc tự do DPPH. Nó cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn gây bệnh: Escherichia coli, Bacillus subtilis.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư….

Theo y học hiện đại

Ngăn ngừa và ức chế quá trình phân bào của tế bào ung thư:

  • Các chất Phenol, Beta carotene trong hoa Đu đủ đực là các chất tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống oxy hóa vượt trội.

  • Bệnh ung thư vú và bạch cầu: Carotenoids và isothiocyanates trong hoa Đu đủ đực ức chế khối u ở bệnh nhân ung thư vú.

  • Bệnh ung thư tuyến tiền liệt: Hoa Đu đủ đực ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới với hiệu qua lên đến 82%.

Tăng cường các chức năng của hệ tiêu hóa: Men papain trong hoa Đu đủ đực giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Giảm các biểu hiện: Táo bón, tiêu chảy, viêm ruột hay khó tiêu… Đồng thời các dưỡng chất vi lượng, vitamin góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Chữa ho, kháng viêm: Hoa Đu đủ đực có chứa hàm lượng lớn các chất kháng viêm với tác dụng sát khuẩn, tiêu sưng viêm ở cổ họng.

Chống đột quỵ, bệnh tim mạch: Beta Carotene trong hoa Đu đủ giúp hệ mạch điều hòa, lưu thông tốt, đồng thời ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu, nguy cơ đột quỵ.

Giảm thành phần Cholesterol xấu, điều hòa huyết áp: Folate trong hoa Đu đủ đực giúp điều hòa huyết áp, làm sạch mạch máu, máu lưu thông tốt và ngăn tích tụ mỡ thừa tại thành mạch.

Hoa đu đủ đực 2
Đu đủ (Hoa đực) có tác dụng chữa ho

Liều dùng & cách dùng

Sử dụng hoa Đu đủ đực dưới dạng tươi hoặc khô.

Với hoa Đu đủ đực khô, nên sao vàng trước khi dùng để giữ được trọn vẹn dược tính.

Hoa Đu đủ đực có thể dùng làm trà, ngâm rượu hoặc sắc uống.

Liều dùng tùy theo bệnh.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa ho, viêm thanh quản, mất tiếng:

Rẻ quạt, củ lan tiên (mạch môn đông), tần dày lá, dùng 10g mỗi dược liệu; hoa Đu đủ đực 15g. Rửa sạch các vị thuốc với nước muối pha loãng, thêm 1 ít đường phèn rồi hấp 20 phút. Lấy thuốc ra, nghiền nhỏ. Chia ngậm và nuốt 3 lần mỗi ngày.

Điều trị bệnh ung thư:

Hoa Đu đủ đực tươi 100g, đem rửa sạch, phơi khô rồi đem sao vàng, hạ thổ. Sắc kỹ với 1 lít nước đến khi nước dịch sắc cạn còn khoảng 3 bát. Chia uống 3 lần, dùng sau các bữa ăn.

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày:

Hoa Đu đủ đực (100g) sau khi phơi khô đem sao vàng, hạ thổ, để nguội. Rồi ngâm chung với 200ml rượu 40o, để khoảng 30 phút rồi lấy ra dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần, 10 đến 15ml mỗi lần.

Hoa Đu đủ đực có tác dụng điều trị ung thư

Lưu ý

Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai.

Không dùng cho người bị lạnh chân tay, tiêu chảy.

Tránh dùng đậu xanh và rau muống trong khi đang sử dụng hoa Đu đủ đực chữa bệnh.

Nguồn Tham Khảo:

1. //tracuuduoclieu.vn/hoa-du-du-duc-duoc-lieu-san-quanh-ta.html

2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: //drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Đông trùng hạ thảo: Lợi ích, phân loại và đặc tính dược liệu quý

Bài Viết Sau

Cây Dạ cẩm: Vị thuốc quý chữa đau dạ dày hiệu quả

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Cây Huyền sâm: Một dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời

Cây Huyền sâm: Một dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời

HOÀNG CẦM – Scutellaria baicalensis Georgi

HOÀNG CẦM – Scutellaria baicalensis Georgi

Khoai nưa: Loài khoai có tác dụng chữa bệnh

Khoai nưa: Loài khoai có tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook