Tên Tiếng Việt: Bứa.
Tên khác: Bứa lá tròn dài.
Tên khoa học: Garcinia oblongifolia Champ. Thuộc họ: Clusiaceae (Măng cụt).
Garcina là cây gỗ thường xanh cao từ 6 đến 15 m. Cành non thường có dáng vuông. Cành và nhánh dài, xòe ngang và rũ xuống. Vỏ cây có màu xám tro. Lá garcina mọc đối, hình thuẫn, hơi dại, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ.
Hoa có màu vàng, có cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực có 4 lá đài và 5 cành hoa. Hoa lưỡng tính có 4 lá đài và 4 cánh hoa, rất nhiều nhị (20 nhị có chỉ nhị ngắn). Hoa trung tính có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, màu hơi vàng hoặc trắng. Bầu gồm 6 đến 10 ô. Bầu hoa có hình cầu và vòi ngắn.
Quả mọng, hình cầu có nhiều rãnh dọc. Vỏ quả dày, màu vàng ở ngoài, phía trong hơi đỏ, vị chua, có từ 6 đến 10 hạt, có nhiều múi mọng nước, ăn được.
Cây thường mọc hoang và được trồng nhiều ở miền núi. Ở Việt Nam, cây phân bố ở Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,…. Ngoài ra, cây còn phân bố ở Trung Quốc.
Người ta thường hái quả chín về ăn và nấu canh. Bên canh đó, vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô còn dùng để làm thuốc, dược liệu. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Bộ phận dùng được là vỏ – Cortex Garciniae.
Vỏ cây garcina được thu hái quanh năm. Người ta thường cạo bỏ lớp ngoài, thái nhỏ, phơi khô.
Trong quả bứa có chứa axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61 mg vitamin C). Trong vỏ bứa có flavonozit. Các axit hữu cơ trong cây bứa không độc cho người mà còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, chống béo phì.
Theo đông y, vỏ cây bứa có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương. Người ta thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.
Lá bứa, quả bứa dùng làm rau
Lá cây garcina có vị chua, thường được dùng thái nhỏ nấu canh chua. Hạt có áo hạt chua, có thể ăn được và cũng dùng nấu canh chua.
Công trình nghiên cứu ở Việt Nam về tác dụng giảm béo
Thực phẩm giảm béo là kết quả nghiên cứu từ đề tài “Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng axit hydroxycitric trong cây bứa” của PGS.TS Đào Hùng Cường, Chủ nhiệm khoa Hoá, trường đại học Sư phạm Đà Nẵng. Nghiên cứu đã mở ra hướng đi mới để đưa cây bứa vào ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng.
Việc chiết tách axit hydroxycitric từ một vài loài bứa và tính chất sinh học của nó đã gây chú ý đối với các nhà hoá sinh, các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe từ nhiều năm nay. Sau 2 năm nghiên cứu, tiến sĩ Cường đã xây dựng thành công quy trình chiết tách axit hydroxycitric trong lá và vỏ quả bứa. Sau khâu chiết tách, tiến sĩ Cường thử nghiệm sản phẩm với mẫu mì tôm. Kết quả cho thấy, thành phần và cấu trúc của axit hydroxycitric không thay đổi khi chế biến tinh chất được chiết ra với mì tôm nên hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng trong thực phẩm.
Công trình nghiên cứu ở Indonesia
Một loài cây bứa có tên khoa học là Garcinia cambogia ở Đông Nam Á, còn được gọi là Tamarind Malabar (theo tiếng Indonesia) được lấy vỏ để chiết xuất một chất tương tự như axit citric với tên thương mại là Garcinia Plus ® là một loại thực phẩm chức năng giúp cho người béo phì giảm cân được Công ty thực phẩm chức năng Indo-world.com đầu tư nghiên cứu từ những năm 1960s và bán sản phẩm chất trích từ cây bứa như một loại thuốc tân dược chống béo phì được tung ra thị trường thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Công ty Indo-world cho biết trong vỏ cây bứa có chất ức chế tạm thời quá trình tạo chất béo từ chất đường bột trong cơ thể. Enzym citrate liase trong vỏ cây bứa ức chế quá trình tổng hợp chất béo và chất béo tự do trong cơ thể được dự trữ dạng glycogen, chính sự có mặt của glycogen có trong gan tạo cho não cảm giác no và không thèm ăn, chất mỡ trong cơ thể được tiêu thụ để cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể, giúp cho việc giảm cân đáng kể. Loại thực phẩm chức năng này không tạo ra phản ứng phụ nên được thị trường Âu-Mỹ rất ưa chuộng.
Chữa nhiều bệnh khác
Cây bứa có thể chữa nhiều bệnh như thấp khớp, đau đường ruột, đau tai, giun sán và bệnh trĩ, lỵ, khối u, đau tim…
Ngoài ra, quả cây này cũng được dùng làm thuốc nhuộm với nhôm trong nhuộm tơ lụa, hoặc thuốc thú y để chữa bệnh ở mồm gia súc.
Vỏ thường dùng trị:
Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt.
Vỏ bứa được nhân dân dùng chữa mẩn ngứa, dị ứng, ho ra máu. Ngày dùng 20 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt. Liều dùng 20 – 30g dạng thuốc sắc; dùng ngoài giã vỏ tươi đắp. Nhựa bứa được dùng để trị bỏng.
Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hóa
Vỏ cây bứa sắc với nước rồi cô đọng lại lấy còn một nửa; hàng ngày uống khoảng 30ml. Duy trì điều trị đến khi tiêu hóa được cải thiện.
Chữa bỏng
Dùng nhựa bứa pha dầu làm thành cao lỏng, bôi lên chỗ da bị bỏng hằng ngày từ 1 đến 2 lần, cho đến khi vùng da được cải thiện.
Loét dạ dày, loét tá tràng
Dùng vỏ 20 – 30g dạng thuốc sắc. Dùng hằng ngày cho đến khi cải thiện triệu chứng tiêu hóa.
Viêm miệng, bệnh cặn răng
Dùng vỏ tươi giã, đắp ngoài vùng răng, miệng.
Ho ra máu
Dùng 20 – 30g vỏ, sắc với nước uống. Dùng hằng ngày đến khi cải thiện triệu chứng ho.
Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt
Dùng vỏ tươi giã, đắp ngoài vùng da cần điều trị cho đến khi cải thiện các triệu chứng ngoài da.
Chưa có thông tin.
Nguồn Tham Khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.