Tên tiếng Việt:
Gối hạc.
Tên khác:
Bí dại; Mũn; Phỉ tử; Mạy chia.
Tên khoa học:
Leea rubra Blume ex Spreng.
Cây mọc thành bụi rậm cao tới 1 – 1,5m. Thân có rãnh dọc và phồng lên ở các nốt sần giống con cò (do đó có tên gọi như vậy). Củ màu hồng, trắng và vàng. Lá kép 3 lần, phần trên 2 lần, lá chét có răng cưa thô, dài 5 – 11cm, rộng 25 – 60mm, gần như không cuống. Hoa nhỏ màu hồng mọc thành xim ở đầu cành. Đường kính quả 6 – 7mm, hạt 4 – 6mm, dài 4mm. Khi chín quả có màu đen, mùa quả: Tháng 5 – 10.
Cây mọc hoang ở vùng núi. Người ta thường đào củ vào mùa thu và mùa đông. Đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng được của Gối hạc là rễ.
Các tài liệu nghiên cứu về cây Gối hạc chưa được tìm thấy nhiều.
Một nghiên cứu về thực vật ở Brazil: Cây Gối hạc có chứa lượng đáng kể chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin và điều này đồng nghĩa với khả năng chống tăng huyết áp của dược liệu này.
Thường được sử dụng chữa sưng đau khớp gối, đau xương khớp, đau lưng, nhức mỏi và trị đau bụng và rong kinh. Hạt Gối hạc thường được dùng trị giun đũa, sán xơ mít và giun kim.
Liều dùng: 15 – 20g.
Rễ dùng riêng sắc uống hoặc ngâm rượu. Nước sắc rễ cây chữa đau dạ dày. Trong thời kỳ sinh nở, phụ nữ thường lấy rễ cây Gối hạc sắc uống để bồi bổ sức khỏe, ăn ngon, giảm đau nhức, giảm mệt mỏi.
Trị sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối
40 – 50g rễ Gối hạc sắc uống.
Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: Rễ Gối hạc 30g, rễ Gấc, cỏ Xước hay Ngưu tất, Tỳ giải, mỗi vị 15g sắc uống.
Trị đau bụng, rong kinh ở phụ nữ
Liều thông thường là 15 – 20g rễ Gối hạc, dùng riêng nghiền thành bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Gối hạc là loài cây phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Gối hạc có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
Tra cứu dược liệu Gối hạc: //tracuuduoclieu.vn/goi-hac.html.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.