Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Hà diệp: Vị thuốc chữa bệnh béo phì và giúp ngủ ngon

Hà diệp: Vị thuốc chữa bệnh béo phì và giúp ngủ ngon

By Công Đông Y
Hà diệp: Vị thuốc chữa bệnh béo phì và giúp ngủ ngon

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hà diệp: Vị thuốc chữa bệnh béo phì và giúp ngủ ngoncung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, trong đó lá sen (hà diệp) được phơi khô và dùng như một vị thuốc chữa bệnh béo phì. Lá bánh tẻ của cây sen hái bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô được gọi là hà diệp.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Hà diệp.

Tên khác:

Lá sen.

Tên khoa học: Folium Nelumbinis.

Đặc điểm tự nhiên

Cây sen là một cây thuốc quý, một loại cây mọc dưới nước.

Ngó sen (ngẫu tiết) là thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn, có thể ăn được.

Lá nguyên hình tròn, nhăn nheo, nhàu nát, đường kính 30 cm đến 60 cm, mặt trên màu lục tro, hơi nhám, mặt dưới màu lục nâu, nhẵn bóng, mép nguyên; có vết tích của cuống lá màu nâu lồi lên ở giữa lá. Lá có từ khoảng 17 – 23 gân tỏa tròn như hình nan bánh xe. Gân lồi về phía mặt dưới lá. Lá có mùi thơm, khô giòn và dễ nát vụn.

Hà diệp: Vị thuốc chữa bệnh béo phì và giúp ngủ ngon
Hình ảnh lá Sen

Hoa to, lưỡng tính, màu đỏ hồng hoặc trắng. Đài màu lục, có 3 – 5 lá. tràng hoa gồm nhiều cánh, cánh ngoài màu lục giống lá đài, còn những cánh trong có màu hồng, trắng hoặc trắng một phần. Hoa sen có nhiều nhị, bao phấn 2 ô và nứt theo kẽ dọc. Trung đới (phần kéo dài của chỉ nhị vào trong bao phấn) mọc dài ra, tạo thành một phần hình trắng ở đầu gọi là gạo sen. Đế hoa hình nón ngược gọi là liên phòng hoặc gương sen, chứa nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá noãn thường có 1 – 3 tiểu noãn.

Quả được gọi là liên nhục, chứa hạt hai lá mầm dày nhưng không có nội nhũ. Chồi mầm gập vào phía trong, gồm 4 lá chồi non, còn gọi là liên tâm.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây có nguồn gốc ở miền Malaysia, châu Ðại dương và vùng Ðông Dương. Sen được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, chủ yếu là ở các vùng ao, hồ, đầm,…

Sen được dùng làm thuốc hoặc để ăn. Mùa thu hái vào các tháng 7 – 9.

Khi cây bắt đầu nở hoa vào mùa hạ và mùa thu, thu hoạch lá sen rồi cắt lấy lá bánh tẻ, phơi nắng cho khô 7 – 8 phần 10. Sau đó cắt bỏ cuống rồi gấp lá thành hình bán nguyệt, đem phơi tiếp đến khô. Đến khi lá sen khô, phun nước cho hơi mềm, đem thái thành các miếng hoặc thành dải, phơi hoặc sấy khô.

Lấy lá sen đã thái thành dải, đem cho vào nồi kín rồi nung chín kỳ, sau đó để nguội rồi lấy ra.

dược liệu hà diệp
Lá Sen sau khi phơi khô

Bộ phận sử dụng

Lá sen – Folium nelumbinis thường gọi là Hà Diệp.

Thành phần hoá học

Hà diệp chứa 0,21 – 0,51% alcaloid toàn phần, có tới 15 alcaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%; ngoài ra còn có dl-armepavin, roemerin coclaurin, anonain, pronuciferin, O-nornuciferin liriodnin, các acid hữu cơ và vitamin C.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng chát, tính bình.

Quy kinh: Tâm, tỳ, vị.

Công năng chủ trị: Lương huyết, chỉ huyết, thanh thử, lợi thấp.

Chủ trị: Trúng thử, háo khật, tiêu chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, do máu cam, tiểu tiện ra máu do huyết nhiệt.

Hà diệp thán: Hóa ứ chỉ huyết, chữa băng kinh, rong huyết và các loại chảy máu.

Theo y học hiện đại

Hà diệp có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm.

Do đó, trên lâm sàng hiện nay, hà diệp còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị tăng huyết áp, tăng mỡ máu, viêm túi mật, bệnh mạch vành tim và xơ vữa động mạch.

Theo các chuyên gia về sức khỏe, những người cao tuổi hoặc cơ thể đã suy yếu, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não hoặc động mạch não đã bị xơ cứng nên sử dụng hà diệp thường xuyên.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng từ 3 – 9 g/ngày đối với dược liệu khô và 15 – 30 g/ngày đối với dược liệu tươi.

Hà diệp tháng: Liều dùng từ 3 – 6 g/ngày, dạng hoàn tán hay thuốc sắc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa sốt mùa hè, say nắng, chữa tiêu chảy

Chuẩn bị: Hà diệp 12 – 20 g/ngày.

Thực hiện: Ép lấy nước uống hoặc thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột.

Chữa sốt cao, chảy máu cam hoặc nôn ra máu

Chuẩn bị: Tứ sinh thang, gồm Sinh địa tươi 24 g, Trắc bá diệp tươi 12 g, lá Sen tươi 12 g, Ngải cứu tươi 8 g.

Thực hiện: Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao

Chuẩn bị: Hà diệp tươi.

Thực hiện: Nấu hà diệp tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.

trà hà diệp hỗ trợ điều trị béo phì
Trà hà diệp tươi giúp hỗ trợ điều trị béo phì

Huyết áp cao, khó ngủ, hồi hộp

Bài 1:

Chuẩn bị: Hà diệp, Hoa hòe mỗi vị 10 g; Cúc hoa vàng 4 g.

Thực hiện: Sắc uống.

Bài 2:

Chuẩn bị: Hà diệp loại bánh tẻ 30 g.

Thực hiện: Rửa sạch hà diệp, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống.

Tiêu tiểu ra máu, chảy máu cam, băng huyết

Chuẩn bị: Hà diệp tươi 40 g, Rau má 12 g.

Thực hiện: Sao vàng, thái nhỏ hai vị dược liệu trên, sắc với 400 ml nước đến khi còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Rôm sảy, ghẻ lở

Chuẩn bị: Hà diệp tươi.

Thực hiện: Hà diệp băm nhỏ và hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) đem nấu lên làm canh ăn.

Sốt xuất huyết

Chuẩn bị: Hà diệp 40 g, Ngó sen hoặc Cỏ nhọ nồi 40 g, Rau má 30 g, hạt Mã đề 20 g.

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang. Có thể tăng liều của hà diệp và ngó sen lên khoảng 50 – 60 g, nếu xuất huyết nhiều.

Chữa mất ngủ

Chuẩn bị: Hà diệp.

Thực hiện: Sắc đặc pha chút đường, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ sẽ ngủ ngon.

Chữa máu hôi không ra hết sau sinh

Chuẩn bị: 30 g hà diệp.

Thực hiện: Đem hà diệp đi sao thơm, nghiền tán nhỏ. Có thể với nước sôi ấm hoặc uống trực tiếp hoặc sắc chung với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống 1 lần/ngày.

Bài thuốc chữa chứng di tinh

Chuẩn bị: Hà diệp khô với liều lượng tùy ý.

Thực hiện: Hà diệp nghiền thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần lấy uống 5 g dược liệu với nước sôi ấm. Uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Lưu ý

Một số lưu ý khi dùng Hà Diệp:

Kiêng kỵ:

  • Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng hà diệp.
  • Người thể hàn bị mất ngủ uống hà diệp vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài có thể bị mệt mỏi, tim đập thất thường và mất trí nhớ.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/sen.html.

  2. Dược điển Việt Nam V.

  3. Sức khỏe đời sống: //suckhoedoisong.vn/cay-sen-vi-thuoc-qui-cua-dong-y-169114243.htm.

  4. Thuốc dân tộc: //www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/la-sen.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Húng chanh: Thảo dược trị ho, cảm cúm phổ biến trong dân gian

Bài Viết Sau

Húng quế: Vị rau quen thuộc trong bữa ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Đuôi chuột: Thuốc tẩy giun dân dã dành cho trẻ em

Đuôi chuột: Thuốc tẩy giun dân dã dành cho trẻ em

Xích thược: Vị thuốc giúp thanh nhiệt lương huyết

Xích thược: Vị thuốc giúp thanh nhiệt lương huyết

KHẾ

KHẾ

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook