Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hải cẩu thận: Vị thuốc ôn thận, tráng dương, ích tinh cho phái mạnh cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Hải cẩu thận chính là bộ phận sinh dục (gồm dương vật và tinh hoàn) của hải cẩu (Callorhinus ursinus L.), họ hải cẩu (Otariidae).
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hải cẩu thận
Tên khác: Thận hải cẩu; Thận chó bể; Cốt nột; Hải cẩu thận; A từ bột tha; Nột thú; Cốt nột tề
Tên khoa học: Callorhinus ursinus L.
Đặc điểm tự nhiên
Hải cẩu là động vật có xương sống thuộc bộ chân màng (Pinnipedia), có tập tính sống bầy đàn ở trên biển, tứ chi có hình dạng như máng chèo, đuôi ngắn nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 3,8m, con cái có kích thước bằng nửa con đực, chi sau có khả năng cử động, cổ dài, thân phủ lông.
Hải cẩu là loài đa thê, tức là một con đực có thể sống với 30 – 80 con cái, tuổi thọ kéo dài tới 15 – 18 năm. Hải cẩu con có lông màu đen, khi trưởng thành thì lông chuyển sang màu nâu, có chấm đen xanh, vùng bụng có lông màu trắng.
Hải cẩu thận là bộ phận sinh dục của hải cẩu, có hình dạng nhánh dài khoảng 20cm, rộng khoảng 1cm – 1,4cm, khô teo, có rãnh nhăn hoặc hõm sâu không theo quy tắc nào. Bên ngoài màu đen, có nhiều nốt màu nâu xen kẽ, bề mặt sáng bóng.
Dương vật có phần trên tương đối nhỏ và to dần về phía sau, kèm theo hai tinh hoàn. Thể chất khá cứng, khó bẻ gãy và có mùi tanh hôi đặc trưng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hải cẩu sinh sống phần lớn ở Bắc cực và Nam cực. Có thể thu bắt hải cẩu quanh năm, đặc biệt vào mùa hè (khoảng tháng 5 – 6) vì lúc này hải cẩu thường hay tập trung nhiều trên bờ biển để tiến hành giao phối.
Khi bắt được hải cẩu đực, chúng được treo cao hai chân trước lên, hai chân sau duỗi thẳng, người ta tiến hành rạch một đường dưới rốn, có thể thấy phần thịt đỏ lộ ra, lấy cơ quan sinh dục và cả 2 tinh hoàn, bỏ phần mỡ xung quanh tinh hoàn và dương vật.
Hải cẩu thận được phơi khô ở nơi thoáng mát, tránh phơi trực tiếp ngoài nắng.
Về chế biến, hải cẩu thận được bào chế bằng cách cách ngâm rượu qua một đêm, tiếp theo bọc lại bằng giấy rồi nướng trên lửa nhỏ đến khi giòn rồi giã nhỏ để dùng. Vị thuốc này được bảo quản bằng cách bỏ chung với chương não hay thục tiêu.
Bộ phận sử dụng
Ngọc hành và dương vật của hải cẩu.
Thành phần hoá học
Hải cẩu thận có thành phần hóa học thuộc nhóm androsterone, protein và lipid.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Tính vị: Vị mặn, tính rất nóng.
Quy kinh: Vào kinh thận.
Công dụng: Ôn thận, tráng dương, ích tinh.
Chủ trị: Trị liệt dương, tinh lạnh dễ di tinh, mộng tinh, yếu mỏi thắt lưng, gối, thận dương suy nhược.
Bài thuốc Ốn nột tề hoàn (hay còn gọi là Thái bình huệ dân hòa tễ phương) chủ trị bổ hư tráng khí, làm ấm lưng trừ tà, ích tinh tủy, điều hòa tỳ vị, ngoài ra giúp ăn uống ngon miệng, cải thiện khí sắc. Bài thuốc này còn có công dụng chữa 05 chứng lao, 07 chứng thương, chân khí hư nhược, bị lạnh hoặc bị đau ở vùng bụng (bao gồm cả rốn), đau nhức toàn thân, yếu chi, yếu cơ, giảm thị lực hoặc thính lực, cảm giác khô và đắng miệng, ăn không ngon, tâm trạng buồn phiền, mất ngủ, tiểu nhiều và hay són tiểu, chứng hư nhược do phong tà và lãnh khí uẩn kết lâu ngày trong cơ thể (cố lãnh).
Theo y học hiện đại
Hải cẩu thận có các chất thuộc nhóm androsterone, lipid và protein nên có tác dụng gây hưng phấn, tăng sinh lực ở nam giới.
Hải cẩu thận có các chất thuộc nhóm androsterone
Liều dùng & cách dùng
Hải cẩu thận đem ngâm rượu khoảng 24 giờ, sau đó bọc giấy lại và sao lên cho thơm, tán nhỏ để dành dùng dần, hoặc bỏ trong hũ, bọc bằng bạc, nấu chín với rượu rồi sao giòn.
Liều dùng: 2,4g – 9,0g.
Ngoài ra còn có thể dùng bằng cách nấu, ninh hầm, ngâm ướp, liều dùng từ 3 – 10g.
Bài thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc Ốn nột tề (Hải cẩu thận)
Chuẩn bị: Náo sa, thịt dê nạc, Tủy dê, Trầm hương, Thần khúc, Dương khởi thạch, Nhân sâm, Bổ cốt chi (phả cố chỉ), Chung nhũ phấn, Ba kích, Xuyên khung, Nhục đậu khấu, Tử tô tử, Chỉ xác, Mộc hương, Tất trừng già, Hồ lô ba, Thiên ma, Thanh bì, Đinh hương, Hồi hương, Nhục quế, Tân lang, Tật lê tử (sa uyển tật lê), Đại phúc tử, Sơn dược, Nhục thung dung, Bạch đậu Khấu, Đại phụ tử.
Thực hiện: Đem sáu vị thuốc trên cho vào nồi (nồi làm bằng nhôm), thêm rượu khoảng một đấu (01 đấu bằng 10 lít), nấu nhỏ lửa đến khi cô thành cao để nguội. Tiếp theo cho tất cả các vị thuốc còn lại vào tán nhỏ tới khi thành bột, rây đều rồi trộn với cao nói ở trên, cho vào cối giã bằng chày khoảng hơn 1000 lần, vo tròn thành viên to như hạt bắp, uống 20 viên một lần lúc đói với rượu nóng hoặc nước muối.
Hải cẩu thận tán (Dùng tốt cho nam giới bị liệt dương di tinh)
Chuẩn bị: Hải cẩu thận 10g, Ngô thù du 10g, Cam tùng 10g, Tần bì 10g, Cao lương khương 10g.
Thực hiện: Sấy khô các vị thuốc trên rồi tán mịn. Mỗi lần uống 2g, ngày 3 lần, uống với một ít rượu hoặc nước ấm.
Rượu hải cẩu thận nhân sâm (Dùng tốt cho nam giới di tinh liệt dương, thần kinh suy nhược)
Chuẩn bị: Hải cẩu thận, Nhân sâm 15g, Sơn dược 30g, rượu 1000ml.
Thực hiện: Đem rửa sạch hải cẩu thận, ngâm trong rượu, sau đó đun đến khi sôi, rồi thái lát mỏng. Tất cả các vị thuốc trên ngâm rượu (khoảng 7 ngày). Mỗi lần dùng khoảng 10 – 15ml (2 thìa canh nhỏ), ngày 2 lần.
Cháo hải cẩu thận (nam giới bị liệt dương, vô sinh, tiêu chảy vào buổi sáng (ngũ canh tả) ở người cao tuổi, người địa tạng tỳ vị hư)
Chuẩn bị: Hải cẩu thận 20g, Gạo tẻ 50g.
Thực hiện: Hải cẩu thận thái lát, gạo tẻ vo sạch, nấu cháo. Cháo được thêm gia vị cho vừa ăn. Dùng vào bữa sáng.
Hải cẩu thận chữa nam giới bị liệt dương
Chữa ngũ lao thất thương, toàn thân yếu mệt, tứ chi đau nhức, khí sắc giảm, yếu thị lực và thính lực
Chuẩn bị: Hải cẩu thận, Thiên Hùng, Phụ tử, Xuyên ô, Dương khởi thạch (nung), mỗi thứ hai lượng, lộc nhung (rượu chưng) một lượng, Nhân sâm, Trầm hương.
Thực hiện: Hải cẩu thận đã chưng với rượu. Tất cả vị thuốc còn lại nghiền nhỏ, dùng cao hải cẩu thận làm hoàn cỡ hạt ngô lớn. Mỗi lần uống 70 viên hoàn, bụng rỗng.
Lưu ý
Hải cầu thận kiêng kỵ đối với người có cơ địa hàn thấp, người bị âm hư hỏa vượng.
Nguồn Tham Khảo:
Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/hai-cau-than-vi-thuoc-tri-benh-dan-ong-169175233.htm.
Bệnh viện đa khoa Tuệ Tĩnh: http://benhvientuetinh.org/dong-y/hai-cau-than-vi-thuoc-tri-benh-dan-ong.html.
Thầy thuốc của bạn: https://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/haicau.htm.
Bệnh học: http://benhhoc.edu.vn/hai-cau-than-on-than-trang-duong-tri-benh-nam-gioi-hieu-qua.
Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.