Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Hoàng đằng: Kháng sinh từ thiên nhiên

Hoàng đằng: Kháng sinh từ thiên nhiên

By Công Đông Y
Hoàng đằng: Kháng sinh từ thiên nhiên

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hoàng đằng: Kháng sinh từ thiên nhiêncung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Hoàng đằng, một loại cây thuốc mọc hoang khắp nơi ở các vùng núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Hoàng đằng (Thân và Rễ)

Tên khác:

Vàng đắng; dây vàng; nam hoàng liên…

Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour

Đặc điểm tự nhiên

Tùy tác giả mà có người gộp 2 cây hoàng đằng Fibraurea tinctoria và Fibraurea recisa là một, nhưng có người lại phân thành hai loài khác nhau:

  • Hoàng đằng Fibraurea recisa, một loại cây mọc leo, thân to, cứng. Lá cứng, nhẵn mọc so le, dài từ 9cm đến 20cm, rộng từ 4cm đến 10cm, phiến lá dạng ba cạnh dài, phía dưới tròn, có ba gân chính rõ và hai gân cong; cuống dài 5 – 14cm có hai nốt phình lên, một ở phía dưới, một ở phía trên. Hoa mọc thành chùy, 2 – 3 lần phân nhánh, dài 30 – 40cm kẽ các lá đã rụng.

  • Loài Fibraurea tinctoria khác cây trên ở chỗ: Lá nhọn, chùy hai đến bốn lần ngắn hơn, phân nhánh hai lần.

Phân bố, thu hái, chế biến

Hoàng đằng mọc hoang khắp nơi khắp các vùng núi ở nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa…

Hoàng đằng được thu hoạch quanh năm. Thu hoạch cả cây, cắt nhỏ từng đoạn thân hoặc chỉ lấy mỗi rễ. Nhưng thường dùng cả thân và rễ cắt thành từng đoạn ngắn 15 – 20cm, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.

Hoàng đằng: Kháng sinh từ thiên nhiên
Hình ảnh cây Hoàng đằng

Bộ phận sử dụng

Phần thân già và rễ của cây được sử dụng để làm vị thuốc.

  • Hoàng đằng phiến: Thái dược liệu thành phiến vát, dày 1 – 3mm, phơi hoặc sấy khô. Nếu rễ hay thân khô thì ngâm, ủ mềm, thái phiến vát như trên, rồi phơi hay sấy khô.

  • Hoàng đằng sao: Đem hoàng đằng phiến sao đến khô vàng.

hoang-dang-than-va-re-2
Dược liệu Hoàng đằng

Thành phần hoá học

Hoàng đằng chứa chủ yếu là chất palmatin với tỷ lệ khoảng 1 – 3 %. Ngoài ra, có một lượng nhỏ jatrorrhizin, columbamin.

Theo Irokawa và cộng sự (Phytochemistry, 28, 4, 905-908, 1986) còn phát hiện 3 diterpen glycosid là tenophylloloside 3, fibleucinoside 4 và fibleucinoside 5. Trước đó các tác giả khác cũng đã phát hiện 2 diterpen khác nhau là fibleucine 1 và 2.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng, tính lạnh

Quy kinh vào các kinh Tỳ, Can, Phế.

Tác dụng: Thanh nhiệt, kháng viêm, sát trùng. Palmatin có khả năng ức chế các vi khuẩn đường ruột.

Theo y học hiện đại

Theo tác giả Phạm Duy Mai cùng các cộng sự đã xác nhận panmitin clorua chỉ có tác dụng ức chế đối với vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus, còn với các loại vi khuẩn khác (lỵ, thương hàn…) không thấy có kết quả rõ rệt. Khả năng ức chế vi khuẩn của palmatin clorua còn kém so với các loại kháng sinh thông thường khác(1962).

Liều độc DL-50 đối với chuột nhắt trắng (tiêm mạch): 18mg/kg thể trọng. DL-50 liều uống với chuột nhắt trắng: 571,5mg/kg . Năm 1968, Phạm Duy Mai lại thấy DL-50 liều uống với chuột nhắt trắng tới 1260mg/kg.

Năm 1973, chúng tìm thấy liều tác dụng trên người là 2,4 – 8 mg/kg. Như vậy so với liều DL-50 của Phạm Duy Mai đã có mức độ an toàn từ 500 – 1660 lần.

Liều dùng & cách dùng

Công dụng: Chữa các loại sưng viêm, đau mắt, sốt rét, kiết lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và dùng làm thuốc bổ đắng.

Hoang dang 6
Hoàng đằng có nhiều công dụng chữa bệnh

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa viêm đường tiết niệu, viêm tai trong và hội chứng lỵ:

Hoàng đằng, Mộc thông, Huyết dụ, mỗi vị 10 – 12g, sắc uống.

Chữa viêm tai có mủ:

Bột Hoàng đằng 20g trộn với phèn chua 10g, thổi dần vào tai ngày 2 – 3 lần.

Chữa mắt sưng đỏ hoặc có màng:

Hoàng đằng 4g, phèn chua chút ít, tán nhỏ, chưng cách thuỷ gạn lấy nước trong mà nhỏ mắt. Hoặc lấy bột palmatin chlorhydrate pha loãng thành thuốc nước để nhỏ mắt. Đôi khi phối hợp Hoàng đằng với Hoàng liên đem nấu thành thuốc dùng để chữa đau mắt.

Chữa kiết lỵ:

Người ta dùng bột hoàng đằng cùng với cao mức hoa trắng, hoặc phối hợp cao hoàng đằng và cao cỏ sữa lá lớn để làm thuốc viên dùng chữa bệnh kiết lỵ.

Chữa đau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt:

Hoàng đằng 8g, Mật mông 9g, Cúc hoa, Kinh giới, Long đởm thảo, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi vị 4g, Cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang. Uống khoảng 3 – 5 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa kẻ chân viêm lở chảy nước ngứa:

Hoàng đằng 10 – 20g, Kha tử 10g, hai vị giả nhỏ sắc lấy nước đặc ngâm ngày 1 – 2 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa viêm ruột kiết lỵ:

Hoàng đằng 14g, Cỏ sữa lá lớn 20g, lá mơ 20g sắc uống. (Kinh nghiệm dân gian).

Trẻ em nóng da nổi mụn thành bợn như cơm cháy:

Hoàng đằng nấu với nước dùng tắm 1 – 2 lần mỗi ngày. (Kinh nghiệm Lương Y Uông Nhuyễn).

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng cây hoàng đằng: Tỳ Vị hư hàn, huyết lạnh không dùng.

Hoàng đằng là loài cây phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hoàng đằng có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và sử dụng thuốc phù hợp nhất.

Hoang dang 5
Một số lưu ý khi dùng Hoàng đằng

Nguồn Tham Khảo:

  1. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/hoang-dang.html.

  2. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học.

  3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm , Phạm Văn Hiền, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Hạt kê: Thực phẩm bổ dưỡng, giàu khoáng chất

Bài Viết Sau

Hòe (Nụ hoa): Dược liệu giàu rutin giúp tăng sức bền mạch máu

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Sổ bà: Thảo dược từ núi rừng giúp chống oxy hóa, đái tháo đường

Sổ bà: Thảo dược từ núi rừng giúp chống oxy hóa, đái tháo đường

Sài đất: Thảo mộc thanh nhiệt, trị rôm sảy hiệu quả

Sài đất: Thảo mộc thanh nhiệt, trị rôm sảy hiệu quả

Sen (Cây mầm): Có công dụng kép là thực phẩm và thuốc chữa bệnh

Sen (Cây mầm): Có công dụng kép là thực phẩm và thuốc chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook