Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hoàng dương: Cây thuốc quý có tác dụng chữa viêm khớp cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Chi Hoàng dương (danh pháp khoa học Buxus), là một chi thực vật của khoảng 70 loài trong họ Hoàng dương (Buxaceae). Tên gọi chung của chúng là hoàng dương. Hoàng dương là cây xanh tốt quanh năm, thuộc loại cây phong cảnh. Ở Việt Nam có 2 loài phổ biến là Hoàng dương Harland (Buxus harlandii) và Hoàng dương lá nhỏ (Buxus microphylla).
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hoàng dương, Cà ma.
Tên khoa học: Buxus – Họ Hoàng Dương – Buxaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây Hoàng dương là các cây bụi hay cây gỗ nhỏ thường xanh lớn chậm, cao khoảng 2 – 12m (ít khi tới 15m). Các lá mọc đối, hình từ tròn tới mũi mác, bóng mặt; ở phần lớn các loài lá khá nhỏ, thường dài 1,5 – 5cm và rộng 0,3 – 2,5cm, nhưng ở B. macrocarpa thì lá dài tới 11cm và rộng 5m. Hoa nhỏ màu vàng lục, đơn tính cùng gốc (cả hoa đực lẫn hoa cái trên cùng một cây). Quả là loại quả nang nhỏ dài 0,5 – 1,5cm (tới 3cm ở B. macrocarpa), chứa vài hạt nhỏ.
Chi này được chia thành ba tổ khác nhau về mặt di truyền, mỗi tổ có mặt tại các khu vực khác nhau, với các loài Á – Âu ở một tổ, các loài châu Phi (ngoại trừ các loài ở tây bắc châu lục này) và Madagasca thuộc tổ thứ hai và các loài châu Mỹ thuộc tổ thứ ba. Các loài châu Phi và châu Mỹ về mặt di truyền là gần gũi với nhau hơn các loài Á – Âu.
Hoàng dương nói chung được sử dụng làm hàng rào hay cây cảnh tạo hình. Gỗ hoàng dương rất nặng. Cây hoàng dương có giá trị trong chạm khắc gỗ và làm chữ in bằng gỗ trong in ấn. Hoa của hoàng dương rất nhỏ. Hoàng dương được trồng chủ yếu vì tán lá của chúng. Vì lá có màng da, tế bào biểu bì có lớp cutin dày nên chống chịu mạnh đối với khí độc, SO2, Cl, HS, HF, hút khí độc làm sạch không khí. Lượng hút Cl đứng hàng thứ 2 trong số 9 cây hút Cl mạnh.
Hoàng dương có nhiều biến chủng, là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 6m họ Hoàng dương (Buxaceae). Cành có 4 cạnh, lá có màng da hình trứng, đầu lá hơi lõm vào hoặc tù đầu, mặt lá màu xanh thẫm, mặt lưng nhạt hẳn. Mùa xuân nở hoa vàng, nhỏ, mọc thành chùm ở nách lá.
Hoàng dương mọc rất chậm, đến hơn 10 năm đường kính cây mới được 10cm. Cây cổ thụ ở trước cửa miếu quan Tư đồ Quang Phúc ở Tô Châu – Trung Quốc đã 700 năm, nhưng cao không quá 10m, vòng ôm chỉ 30cm.
Hoàng dương chịu cắt tỉa, thường được trồng làm hàng rào, hoặc tạo hình trong vườn. Gỗ hoàng dương mịn, chắc, thường dùng làm đồ mỹ nghệ và làm lược chải đầu.
Hoàng dương Harland (Buxus harlandii)
Hoàng dương Harland là cây nhỏ, cao 0,2 – 2m. Lá nhỏ, mọc dày, đối nhau, hầu như không cuống, phiến lá hình mác hay hình trứng, dài 2 – 4cm, rộng 5 – 10mm, gần như toàn màu lục, gân chính nổi rõ ở cả hai mặt.
Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị; hoa cái có 5 lá đài xếp thành 2 vòng và bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả nang nhỏ, có 3 mảnh vỏ.
Hoàng dương lá nhỏ (Buxus microphylla).
Cây gỗ nhỏ hay cây bụi; nhánh vuông, không lông. Lá có phiến thon, dài 2,5 – 5 (10)cm, dày, cứng, không lông; gân bên nhiều, cách nhau 1,5 – 2.5mm; cuống ngắn.
Cụm hoa ở nách lá, có nhiều lá bắc hình trái xoan. Hoa có 4 lá đài xoan tròn, 4 nhị, bầu với 3 vòi nhụy rời. Quả nang không lông, cao 8mm; hạt đen.
Phân bố, thu hái, chế biến
Các loài hoàng dương có nguồn gốc ở miền tây và miền nam châu Âu, miền tây nam, nam và đông châu Á, châu Phi, Madagascar, khu vực phía bắc Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico và Caribe, với phần lớn các loài sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới; chỉ có các loài ở châu Âu và một số loài châu Á là chịu được lạnh. Loài Hoàng dương có nhiều loài, đa dạng, có tại Cuba (khoảng 30 loài), Trung Quốc (17 loài) và Madagascar (9 loài).
Thế giới có 5 chi, 60 loài, phân bố ở Nhiệt đới, ôn đới, trong đó có Việt Nam có 2 chi, 8 loài. Hai chi ở châu Mỹ, đôi khi tách thành 2 họ riêng, các chi khác Sarcococca ở Đông Nam Á, có lá mọc cách và Buxus ở ôn đới Bắc bán cầu, phổ biến ở Việt Nam, Nam Phi và châu Phi nhiệt đới, Tây Ấn có lá mọc đối.
Chi Buxus ở Việt Nam có 6 loài như hoàng dương Nam Bộ (B. cochinchinensis Pierre ex Gagn.) có ở Nha Trang, Phan Rang; hoàng dương vòi to (B. latistyla Gagn.) và hoàng dương lá lông (B. pubifolia Merr.) có ở Quảng Trị. Lưu ý cần sử dụng thận trọng vì chúng đều có chất độc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của Hoàng dương, gồm: Quả, thân cành, rễ, lá non.
Thành phần hoá học
Trong lá có alcaloid độc là cyclobuxin và buxamin.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Thân cành khư phong thấp, lý khí chỉ thống.
Theo y học hiện đại
Thân cành cây hoàng dương dùng trị phong thấp buốt đau, ngực bụng khí trướng, đau răng, sa thống và đòn ngã tổn thương. Rễ cây trị gân cốt buốt đau, mắt đỏ sưng đau và thổ huyết. Lá dùng trị đẻ khó (Nan sản). Quả dùng trị cảm nắng nóng âm ỷ (thử trung phục nhiệt).
Người ta lấy chất hóa học từ lá hoàng dương để làm thuốc. Bản thân lá hoàng dương không nên dùng làm thuốc vì có thể gây hại nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Chiết xuất cây hoàng dương được sử dụng để điều trị HIV/AIDS và tăng cường miễn dịch.
Hoàng dương cũng được sử dụng chữa bệnh viêm khớp và là “tác nhân khử mùi máu”.
Liều dùng & cách dùng
Liều dùng của hoàng dương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hoàng dương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Hoàng dương có các dạng bào chế, gồm: Bột; chiết xuất chất lỏng; dạng sống.
Hoàng dương có thể gây tác dụng phụ tiêu chảy hoặc đau bụng. Lá hoàng dương có thể gây ngộ độc, bao gồm các tác dụng phụ đe dọa đến mạng sống như động kinh và tê liệt, thậm chí gây tử vong.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chưa có thông tin.
Lưu ý
Một số lưu ý khi dùng Hoàng dương:
- Chiết xuất hoàng dương (SPV 30) có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống đến 16 tháng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Có thể sẽ không an toàn khi sử dụng lá cây hoàng dương, cho dù bạn đang mang thai hay cho con bú. Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng chiết xuất từ hoàng dương trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Giữ an toàn và tránh sử dụng cho đến khi biết nhiều hơn.
- Nhịp tim chậm: Chiết xuất của cây hoàng dương có thể làm chậm nhịp tim. Điều này có thể ảnh hưởng đến những người có nhịp tim chậm.
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa: Chiết xuất từ hoàng dương có thể gây “tắc nghẽn” trong ruột. Điều này có thể gây ra vấn đề ở những người bị tắc nghẽn trong ruột.
- Vết loét: Chiết xuất của cây hoàng dương có thể làm tăng tiết trong dạ dày và ruột, vì thế có thể làm tình trạng vết loét xấu hơn.
- Tình trạng phổi: Chiết xuất của cây hoàng dương có thể làm tăng tiết dịch trong phổi, vì thế có thể làm tình trạng phổi như hen suyễn hoặc khí phế thũng nặng hơn.
- Động kinh: Có mối quan tâm rằng chiết xuất hoàng dương có thể làm tăng nguy cơ co giật.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu: Chiết xuất hoàng dương có thể làm tăng tiết ở đường tiết niệu.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hoàng dương.
Nguồn Tham Khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
https://nhasachmienphi.com/doc-online/tu-dien-tra-cuu-thao-duoc-cay-thuoc-317828.
Cây độc ở Việt Nam, PGS.TS Trần Công Khanh, DS Phạm Hải.
- Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam: http://www.botanyvn.com/cnt
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.