Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Húng đắng lông trắng: Loài thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh​​

Húng đắng lông trắng: Loài thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh​​

By Công Đông Y
Húng đắng lông trắng: Loài thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh​​

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Húng đắng lông trắng: Loài thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh​​cung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Húng đắng lông trắng là loài cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Trong y học cổ truyền, Húng đắng đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hoá, hô hấp và các tổn thương trên da.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Húng đắng lông trắng còn gọi là Horehound (tên khoa học Marrubium vulgare), là một loài thực vật có hoa thuộc họ Laminaceae (họ Hoa môi).

Húng đắng lông trắng: Loài thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh​​
Cây Húng đắng lông trắng – Marrubium vulgare

Đặc điểm tự nhiên

Húng đắng lông trắng là loài thảo mộc hàng năm hoặc lâu năm, có thân gỗ cứng, hình tứ giác, mọc thẳng, với nhiều lông tơ và cao 20 – 100 cm. Rễ cái phân nhánh hoặc nhiều rễ bên dạng sợi. Lá có cuống, hình oval, mép lá thường có răng cưa, gân xếp thành hình lông chim, từng cặp đối nhau trên một gân chính và có nhiều gân phụ.

dược liệu húng đắng lông trắng
Lá Húng đắng lông trắng

Cụm hoa mọc ở các lá phía trên với hoa màu trắng mọc thành xim ở nách lá. Đài hoa hình ống, chia thùy và có 10 răng, mỗi răng có một gai/lông nhỏ hình móc câu. Tràng hoa màu trắng đến tím nhạt như hoa oải hương, hình ống, có hai môi. Môi trên 2 thùy, chẻ đôi và thẳng đứng, trong khi môi dưới có 3 thùy với thùy giữa lớn hơn. Ống tràng hoa bao gồm vòi nhuỵ, nhị và bao phấn với các túi phân nhánh. Hạt phấn hình dẹt dạng hạt, đối xứng xuyên tâm và đẳng hướng. Hoa của Húng đắng lông trắng thường nở vào đầu mùa xuân, và được thụ phấn nhờ côn trùng (thường là ong). Hạt nằm ở đáy đài hoa.

hoa húng đắng lông trắng
Hoa Húng đắng lông trắng

Phân bố, thu hái, chế biến

Húng đắng lông trắng có nguồn gốc từ vùng đất nằm giữa biển Địa Trung Hải và Trung Á, hiện nay đã trở thành loài phổ biến, sinh trưởng trên khắp các châu lục. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có loài này.

Thu hái: Thường thu hoạch vào mùa xuân vào năm thứ 2, trước khi hoa nở và cây vẫn còn màu xanh.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc sấy khô và chiết lấy các hoạt chất.

Bảo quản nơi khô ráo, kín gió và tránh ánh sáng trực tiếp.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây trừ rễ.

Thành phần hoá học

Húng đắng lông trắng chứa một lượng nhỏ tinh dầu, khoảng 0,03 – 0,06% gồm các monoterpen như camphene, p-cymol, fenchene, limonene, α-pinene, sabinene, α-terpinolene, acid monoterpene marrubic và monoterpene glycoside sacranoside A.

Sesquiterpene lactone vulgarin, β-sitosterole, lupeol, và triterpenoid loại β-amyrin như acid oleanolic cũng được xác định trong dịch chiết từ M. vulgare.

Diterpenes loại labdane trong M. vulgare là thành phần chính tạo nên vị đắng, lên đến 3 mg/g trọng lượng tươi với marrubiin chiếm ưu thế (0,12 – 1%), tiếp theo là tiền chất của nó: Pre-marrubiin (0,13%), 12(S)-hydroxymarrubiin, 11-oxomarrubiin, 3-deoxo-15(S) -methoxyvelutine, marrubenol, marruliba-acetal, cyllenil A, polyodonine và preleosibirin.

Ngoài ra, trong thành phần diterpenoid có các chất peregrinol, peregrinin, dihydroperegrinin, vulgarol, vulgarcoside A, deacetylvitexilactone, carnosol, deacetylforskolin.

M. vulgare có chứa nhiều hợp chất phenolic khác nhau, các nhóm chính là acid phenolic, acid phenylpropanoid (cinnamic) và este và flavonoid. Tổng lượng dẫn xuất acid cinnamic được ước tính là 14,09 mg/100mg nguyên liệu khô. M. vulgare chứa đến 7% tannin trong đó lượng tannin ngưng tụ ước tính là 16,55 mg catechin/100g nguyên liệu khô.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lá và ngọn hoa của cây Húng đắng được làm phương thuốc chữa cảm lạnh thông thường tại nhà. Bên cạnh đó, chiết xuất từ Húng đắng còn được dùng trong điều trị ký sinh trùng đường ruột; kháng sinh, thuốc lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa (chất kích thích sự thèm ăn) và trong bệnh ung thư. Hiện nay, Húng đắng chủ yếu được sử dụng để tạo hương vị cho rượu mùi, kẹo và thuốc giảm ho.

Theo y học hiện đại

Kháng khuẩn

Trong các nghiên cứu sàng lọc, dịch chiết và tinh dầu của ​​Húng đắng lông trắng đã chứng minh hoạt tính chống lại Helicobacter pylori, một số vi khuẩn và nấm gây bệnh khác ở người, bao gồm cả Staphylococcus aureus kháng methicillin. Đặc tính diệt nhuyễn thể và diệt muỗi cũng đã được chứng minh.

Tác động tim mạch

Các nghiên cứu trên loài gặm nhấm cho thấy rằng marrubiin có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể có lợi trong việc giảm tác động của nhồi máu cơ tim.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã chứng minh tác dụng hạ huyết áp của chiết xuất bằng dung môi ​​nước của Húng đắng trong các thí nghiệm trên động vật gặm nhấm.

Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy marrubiin có đặc tính chống loạn nhịp tim, có thể gây ra các bất thường về tim ở liều lượng lớn.

Bệnh đái tháo đường

Theo những nghiên cứu bước đầu ở người trên quy mô nhỏ cho thấy rằng: Uống trà chế biến từ Húng đắng lông trắng trước bữa ăn sẽ hỗ trợ cho việc dùng thuốc điều trị đái tháo đường để làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Cùng với đó, lượng cholesterol và triglyceride cũng giảm nhẹ.

Kháng viêm/giảm đau

Các thành phần hóa học của Húng đắng có tác dụng chống viêm. Các este như: Phenylpropanoid acetoside, forsythoside, và arenarioside ức chế sinh tổng hợp prostaglandin được xúc tác bởi cyclooxygenase, trong khi marrubiin làm giảm chứng phù nề do histamine, carrageenan và formalin gây ra.

Các tác dụng khác

Tác dụng chống co thắt của Húng đắng đã được chứng minh trong các thí nghiệm. Cơ chế của tác dụng này có thể do khả năng đối kháng kênh calci và kháng cholinergic.

Tác dụng bảo vệ dạ dày đã được chứng minh ở chuột bằng chiết xuất Húng đắng lông trắng bằng dung môi methanol và hoạt chất marrubiin.

Tác dụng chống oxy hóa: Có thể là do các hợp chất phenolic trong lá cây.

Trong các nghiên cứu in vitro, tinh dầu Húng đắng đã được chứng minh là có hoạt tính chống lại một số dòng tế bào ung thư; tuy nhiên, trong số 66 dòng tế bào được thử nghiệm, marrubiin không gây độc đối với bất kỳ dòng tế bào nào.

Cả chiết xuất bằng methanol từ các bộ phận trên mặt đất của Húng đắng và nhóm hoạt chất terpenoid đều có tác dụng bảo vệ gan, như đã được chứng minh ở chuột khi kiểm tra mô học và các chỉ số men gan. Một chiết xuất bằng nước cũng được phát hiện là có khả năng bảo vệ chống lại độc tính trên gan của cyclophosphamide.

Liều dùng & cách dùng

Chưa có thử nghiệm lâm sàng để đưa ra một liều dùng cụ thể.

Theo y học cổ truyền, có thể dùng liều lượng Húng đắng như sau:

  • Thảo mộc thô: 4,5g mỗi ngày.

  • Nước ép thảo mộc: 30 – 60ml mỗi ngày (ví dụ: Trà).

Bài thuốc kinh nghiệm

Chưa có thông tin.

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng Húng đắng lông trắng:

  • Chống chỉ định sử dụng Húng đắng lông trắng cho phụ nữ có thai.

  • Trong một nghiên cứu lâm sàng nhỏ, một số bệnh nhân đã ghi nhận buồn nôn, khô miệng, tiết nhiều nước bọt, chóng mặt và chán ăn khi uống dung dịch pha sẵn từ lá khô của cây. Vì vậy, những người có cơ địa nhạy cảm cần thận trọng khi dùng dược liệu này.

  • Húng đắng lông trắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, dùng đồng thời với thuốc chống đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết quá mức, cần phải theo dõi thường xuyên. Ngoài ra, sử dụng Húng đắng có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng dùng Húng đắng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

  • Húng đắng lông trắng có thể gây ra nhịp tim không đều ở những người có vấn đề về tim. Vì vậy, những bệnh nhân này tốt nhất là không nên sử dụng dược liệu.

  • Húng đắng lông trắng có thể làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người bị huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc làm giảm huyết áp nên thận trọng khi dùng các chế phẩm từ dược liệu này.

Húng đắng lông trắng là loài thảo dược có nguồn gốc từ Địa Trung Hải với nhiều tác dụng điều trị. Tuy nhiên, vì vậy kinh nghiệm sử dụng Húng đắng ở Việt Nam còn hạn chế nên quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng.

Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Drugs.com: //www.drugs.com/npp/horehound.html.

  2. Rxlist: //www.rxlist.com/white_horehound/supplements.htm.

  3. Webmd: //www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-886/white-horehound.

  4. Ncbi: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7355696/.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Hương bài: Cây thảo dược dùng để làm hương liệu

Bài Viết Sau

Hổ phách: Từ vị thuốc dân gian đến trang sức lấp lánh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Dền: Cây rau mọc hoang với nhiều bài thuốc trị bệnh

Dền: Cây rau mọc hoang với nhiều bài thuốc trị bệnh

Cát cánh chỉ xác thang ( loại chứng hoạt nhân )

Cát cánh chỉ xác thang ( loại chứng hoạt nhân )

Phòng kỷ (Rễ): Một vị thuốc quý được sử dụng trong các bài thuốc đông y

Phòng kỷ (Rễ): Một vị thuốc quý được sử dụng trong các bài thuốc đông y

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook