Tên tiếng Việt:
Hương gia bì (Vỏ rễ)
Tên khác:
Bắc ngũ gia bì; hương ngũ gia
Tên khoa học: Periploca sepium Bge.
Cây bụi rụng lá, cao đến khoảng 4m. Cuống lá khoảng 5mm; phiến lá hình trứng thuôn dài, kích thước 5 – 9 × 1,5 – 2,5cm, phiến mỏng, gốc hình nêm, đỉnh nhỏ dần; gân bên có 20 – 25 đôi. Cụm hoa xim mọc thường mọc thành đôi trên các cành bên, ít hoa. Cuống nhỏ khoảng 2cm. Lá đài hình trứng – tam giác, kích thước 3 x 2mm.
Tràng hoa chủ yếu màu tím, dài khoảng 1,5cm; đường kính ống tràng 3mm; các thùy hình mũi mác thuôn dài, kích thước 8 × 4mm, cong nhiều, gần mép có lông cứng, càng về gần nhị hoa màu tràng hoa nhạt dần, trên tràng hoa có thêm 5 thuỳ phụ không lông, nhỏ, dài. Quả nang hình trụ, kích thước 7 – 12cm × 5mm, mọc theo cặp, nối nhau ở đầu. Hạt hình thuôn dài, 7 x 1mm; có mào lông khoảng 3cm.
Mùa ra hoa: Từ tháng 6 đến tháng 7.
Quả và nhựa cây đều có độc.
Dược liệu phơi khô: Mảnh vỏ dày từ 0,5 – 3mm có hình ống hoặc hình máng, dài 3 – 17cm hoặc có thể dài hơn, thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài màu vàng nâu, xù xì, có các đường vân nứt dọc, không đều, dễ bong. Nhẹ, giòn, dễ gãy, vị đắng, mùi thơm hắc đặc biệt.
Cây Hương gia bì mọc ở đồng bằng, ven rừng, sườn núi Trung Quốc ngoại trừ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Đài Loan.
Vỏ rễ đào vào mùa xuân và mùa thu, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm mềm, thái thành từng lát dày, phơi nắng hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng của cây Hương gia bì: Vỏ rễ đã phơi hay sấy khô (Cortex Periplocae).
Từ vỏ rễ Hương gia bì có thể phân lập ra các chất sau: Isovanillin, vanillin, 4 – methoxysalicylic acid, (24R) – 9, 19 – cycloart – 25 – ene – 3 beta, 24 – diol, (24S) – 9, 19 – cycloart – 25 – ene – 3 beta, 24 – diol, cycloeucalenol, beta – amyrin acetate và alpha – amyrin.
Cả C21 steroid và periplocin, một loại glycoside tim, là những thành phần hoạt tính sinh học chính xuất hiện trong vỏ rễ của Periploca sepium. Cho đến nay, hơn 30 hợp chất có hoạt tính sinh học của steroid C21 và periplocin đã được phân lập từ Periploca sepium, tất cả đều thuộc nhóm dẫn xuất steroid, có thể sử dụng cho việc sản xuất số lượng lớn các hợp chất hoạt tính sinh học cho các ứng dụng y tế.
Tính vị, uy kinh: Vị cay, tính ôn, có độc. Vào kinh can, thận.
Vỏ rễ cây Hương gia bì có tác dụng khử phong chi thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chi thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.
Vỏ rễ Hương gia bì được dùng làm thuốc chữa bệnh phong thấp, chấn thương, ung thư, viêm và suy tim.
Vỏ rễ Periploca sepium được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, hồi hộp, khó thở và chấn thương, được cho là nhờ oligosaccharides, pregnane glycoside, flavonoid và triterpenoids. Dầu chiết xuất từ vỏ rễ Periploca sepium cho thấy các hoạt động kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại S. aureus , L. monocytogenes , S. sonnei và S. typhimurium. Ngược lại, tinh dầu của Periploca sepium ít hoạt động hơn đối với S. intermedius và S. Flexneri.
Tác dụng chống khối u của Periplocin đối với tế bào ung thư biểu mô tế bào gan người kháng TRAIL thông qua điều chỉnh giảm IAPs.
Tác dụng ức chế của Periplocin đối với tế bào bạch huyết.
Tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư tuyến tụy: Periplocin ức chế sự phát triển của ung thư tuyến tụy bằng cách gây ra apoptosis thông qua tín hiệu AMPK-mTOR.
Tác dụng chống ung thư: Sự kết hợp của hợp chất tự nhiên Periplocin và TRAIL gây ra quá trình apoptosis của ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản in vitro và in vivo.
Ngày dùng từ 6 – 12g vỏ rễ phơi khô, dùng sắc thuốc hoặc ngâm rượu uống. Có thể phối hợp Hương gia bì với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng.
Chưa có dữ liệu về bài thuốc kinh nghiệm có cây Hương gia bì.
Kiêng kỵ: Dược liệu Hương gia bì có chứa độc tố, do đó, cần hết sức chú ý khi sử dụng vị thuốc này, không được dùng quá liều và nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc có chuyên môn.
Hương gia bì là cây thuốc cổ truyền, quan trọng đối với y học thảo dược Trung Quốc. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hương gia bì có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
Dược điển Việt Nam V: //duocdienvietnam.com/huong-gia-bi-vo-re/
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Research Gate: //www.researchgate.net/publication/285076845_Asclepiadaceae
Frontiers in Plant Science – Plant Biotechnology: //www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpls.2017.00594/full
Pubmed.gov
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.