Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cây Hương nhu trắng: Vị thuốc trị cảm mạo hiệu quả

Cây Hương nhu trắng: Vị thuốc trị cảm mạo hiệu quả

By Công Đông Y
Cây Hương nhu trắng: Vị thuốc trị cảm mạo hiệu quả

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Hương nhu trắng: Vị thuốc trị cảm mạo hiệu quảcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cây Hương nhu trắng có nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày như chữa đau dạ dày, bệnh ngoài da, tê thấp, cảm sốt, ra mồ hôi và còn được dùng làm thực phẩm.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Hương nhu trắng.

Tên khác: Hương nhu trắng lá to; É trắng; Húng giổi tía, É lá lớn.

Tên khoa học:Ocimum gratissimum Lamiaceae (họ Hoa môi).

Đặc điểm tự nhiên

Hương nhu trắng là loài cây nhỏ sống lâu năm, phát triển phân cành nhiều thành bụi sum suê, cao khoảng 1 – 1,5m. Theo sự phát triển hàng năm, thân cây Hương nhu trắng thường hóa gỗ ở gốc, có lông ở phần non, thân cây có màu lục hoặc tím tía.

Lá cây thường mọc đối, phiến lá hình trứng, thuôn dài 5 – 10cm, rộng 3 – 6cm, đầu lá nhọn dài, mép khía răng cưa, có lông ở mặt trên và mặt dưới của lá; cuống lá dài khoảng 2,5 – 5cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành kiểu chùm xim, có trường hợp phân nhánh ở gốc; lá bắc không có cuống và sớm rụng. Hoa màu trắng xếp thành những vòng liên tiếp nhau trên cụm hoa, mỗi vòng có từ 5 đến 6 hoa. Cuống hoa và đài hoa đều có lông phủ trên bề mặt; đài hoa dài khoảng 5mm, tràng hoa có cánh khía răng tròn ở mép.

Quả của Hương nhu trắng là quả bế tư, dạng hình cầu, màu nâu và có mặt ngoài sần sùi. Mùa hoa quả từ tháng 5 đến tháng 7.

Cây Hương nhu trắng: Vị thuốc trị cảm mạo hiệu quả
Cây Hương nhu trắng

Phân bố, thu hái, chế biến

Hương nhu trắng có xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ. Ngày nay Hương nhu trắng còn phân bố rộng rãi ở Trung, Nam Phi và Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam).

Hương nhu trắng là cây bụi. Hương nhu trắng thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, ưa sáng.

Ở Việt Nam, Hương nhu trắng phát triển mạnh mẽ ở khắp cả nước, tuy nhiên phát triển chậm ở độ cao trên 1000m.

Hương nhu trắng được thu hái khi cây ra hoa. Lá cây và toàn phần trên mặt đất sau khi thu hái thì rửa sạch, chủ yếu được ép lấy tinh dầu. Ngoài ra còn có thể dùng tươi.

Nếu cất tinh dầu thì phải tiến hành sớm ngay sau khi thu hái, vì hàm lượng tinh dầu sẽ giảm theo thời gian và nhiệt độ bảo quản. Để càng lâu, bảo quản nhiệt độ càng cao thì lượng tinh dầu giảm càng nhanh.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của Hương nhu trắng là phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học của Hương nhu trắng chủ yếu là tinh dầu: Eugenol; p – caryophyllene, germacren; thymol (a -thuyen, a – copaen, a – pinen, p – bourbonen, sabinen, β-Ylangen, myrcen, p – elemen, a – terpinen, p – caryophylen, p – myrcen, citronelyl acetat, limonen, methylchavicol, D-germacren, cis p – ocimen.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng Hương nhu trắng để trị cảm nắng, cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, đi ngoài, phù thũng.

Eugenol là tinh dầu chiết từ Hương nhu trắng, được dùng trong nha khoa và là nguyên liệu để tổng hợp vanillin.

Ở Ấn Độ, chiết xuất nước từ lá Hương nhu trắng dùng chữa đau dạ dày ở trẻ em, và cũng dùng trị sốt rét.

Dịch chiết của lá Hương nhu trắng chứa thymol có thể chữa nôn mửa và giun móc, rắn cắn. Khi phối hợp thymol với mật ong, gừng và dịch ép tỏi thì được phương thuốc long đờm, chữa viêm phế quản, ho ở trẻ em.

Ớ Myanmar, dịch chiết nước lá Hương nhu trắng chữa rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, tiêu chảy) ở trẻ nhỏ.

Ở Malaysia, dịch hãm từ lá Hương nhu trắng chữa viêm đường hô hấp và rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, Hương nhu còn dùng làm dầu gội đầu.

Hương nhu trắng làm dầu gội
Hương nhu trắng thường được sử dụng để làm dầu gội

Theo y học hiện đại

Kháng khuẩn

Hương nhu trắng có tác dụng kháng khuẩn với một số chủng vi khuẩn như Bacillus mycoides, B.subtilis, Diplococcus pneumoniae, Escherichia coli, Klebsiella sp, Mycobacterium tuberculosis, Proteus vulgaris, Salmonella typhi, Shigella dysenteriae, Sh.flexneri, Staphylococcus aureus.

Hạ sốt, giảm đau

Theo tài liệu nước ngoài, Hương nhu trắng có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm viêm, thông cổ, trị ho, viêm đường hô hấp.

Tinh dầu Hương nhu trắng còn có tác dụng gây tê cục bộ.

Liều dùng & cách dùng

Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị cảm mạo mùa hè, ớn rét, nặng đầu, tức ngực mà khô mồ hôi

Bài 1:

Chuẩn bị: Hương nhu 8g, Hậu phác 8g, Bạch biển đậu 12g.

Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên, để nguội rồi uống đem sắc uống trong ngày.

Bài 2:

Chuẩn bị: Hương nhu 500g, Biển đậu sao qua 200g, Hậu phác tẩm gừng (nướng hay sao qua) 200g.

Thực hiện: Tán nhỏ các vị thuốc trên, trộn đều và chia thành túi, mỗi túi 10g. Khi dùng, hãm 1 đến 2 túi với 150 – 200ml nước sôi, uống khi nguội.

Bài 3:

Chuẩn bị: Hương nhu 12g, Cát căn 12g, Diếp cá 12g, Nọc sởi 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống.

Trị phù nước, khô mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít

Chuẩn bị: Hương nhu 12g, Bạch truật 12g.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống.

Trị phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ

Chuẩn bị: Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu 16g.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống.

Trị cảm phong hàn (vào mùa hè), hỗ trợ tiêu hóa, tỳ vị không thăng giáng được, hoắc loạn, gân cơ co rút

Bài 1:

Chuẩn bị: Hương nhu 12g, Tía tô 12g, Mộc qua 12g.

Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc uống.

Bài 2:

Chuẩn bị: Hoa Hương nhu trắng 45g, Hậu phác (đã cạo vỏ) 60g, Hoàng liên (đã sao với gừng) 120g.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem đi tán bột. Mỗi lần dùng khoảng 12g, đem sắc với 150ml nước, 75ml rượu đến khi còn khoảng 150ml thì lọc bỏ bã, uống lạnh.

Chữa chậm mọc tóc ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Hương nhu 40g.

Thực hiện: Hương nhu sắc với 200ml nước rồi cô đặc lại và trộn với mỡ lợn mới rán. Thoa lên đầu hàng giúp mau mọc tóc.

Trị đau đầu, chữa hôi miệng, hỗ trợ tiêu thấp kiện vị

Tránh đau đầu khi đi ngoài nắng: Dùng cành lá Hương nhu trắng vẫn còn tươi lót bên trong nón đội lên đầu khi ra ngoài nắng.

Hỗ trợ tiêu thấp kiện vị: Phơi khô Hương nhu trắng rồi nấu với nụ vối giúp cho tiêu thấp kiện vị.

Chữa hôi miệng: Súc miệng bằng nước Hương nhu trắng giúp chữa hôi miệng.

cây hương nhu dược liệu
Cây Hương nhu chữa chậm mọc tóc ở trẻ nhỏ

Lưu ý

Người có cơ địa bị ra mồ hôi nhiều không nên dùng.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/huong-nhu-trang.html

  2. Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi).

  3. Sức khỏe đời sống: //suckhoedoisong.vn/huong-nhu-tia-vi-thuoc-giai-cam-16936541.htm

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Hùng hoàng: Khoáng vật tự nhiên có tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Anh thảo (Hoa): Dược liệu quý dành cho phái đẹp

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Hoàng kỳ: Dược liệu cho tim mạch

Hoàng kỳ: Dược liệu cho tim mạch

Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh

Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh

Thông thảo: Vị thuốc thông sữa, lợi niệu

Thông thảo: Vị thuốc thông sữa, lợi niệu

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook