Tên Tiếng Việt: Kava.
Tên khác: Kava Kava, Ava Pepper, Ava Root.
Tên khoa học: Piper methysticum.
Kava là một loại cây cùng họ với Tiêu đen, thành phần dược liệu của nó được tìm thấy nhiều nhất ở phần củ và rễ cây.
Rễ Kava đã được sử dụng trên khắp các nền văn hóa Polynesia ở Thái Bình Dương. Bao gồm Hawaii, Vanuatu, Melanesia và một số khu vực của Micronesia.
Chế biến: Củ và rễ Kava được nghiền mịn và lọc lấy nước cốt để uống. Rễ cây cũng được phơi sấy khô, nghiền thành dạng bột và để dành hòa vào nước uống dùng dần.
Lá Kava còn được dùng để khử trùng vết thương.
Kava sẽ được bào chế ở những dạng như:
Dạng viên nang;
Chiết xuất chất lỏng;
Dạng bột;
Trà.
Bộ phận dùng của cây Kava là củ và rễ cây.
Thành phần hoạt chất tạo nên tác dụng của cây Kava là Kavalactones.
Chiết xuất nước Kava có vị béo, mùi hơi hăng do có chứa hoạt chất trong rễ cây gọi là Kavalactone.
Nhờ có Kavalactone mà Kava đã được sử dụng trên toàn châu Đại Dương từ xa xưa để giúp thư giãn, chữa suy nhược cơ thể. Ngoài ra còn được sử dụng để giảm cân, trị hen suyễn, giảm đau kháng viêm trong bệnh thấp khớp, chữa bệnh giang mai và bệnh lậu.
Tác dụng an thần, giải lo âu
Đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng sử dụng của Kava giúp giảm lo âu và ngủ ngáy. Một số người sử dụng Kava cho bệnh hen, triệu chứng mãn kinh, và UTIs.
Một nghiên cứu Cochrane năm 2003 đã thử nghiệm trên 645 người để đánh giá hiệu quả và sự an toàn của chiết xuất Kava trong các thử nghiệm lâm sàng để điều trị lo âu. Phân tích gộp kết luận rằng chiết xuất Kava có thể là một lựa chọn hiệu quả để giảm lo âu so với giả dược. Nghiên cứu này cho thấy dùng Kava 1 đến 24 tuần có thể an toàn nhưng cần phải theo dõi an toàn lâu dài.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra loại thức uống này có thể có hiệu quả như thuốc an thần benzodiazepin và diazepam. Theo các nghiên cứu sử dụng Kava trợ giúp giấc ngủ với liều 250mg trước khi đi ngủ là phù hợp. Trong trường hợp mất ngủ do lo âu, dùng liều 250mg có thể được thực hiện 1-3 lần/một ngày.
Chống ung thư
Flavokawains là chất chuyển hóa thứ cấp được tìm thấy trong rễ Kava có thể có đặc tính chống ung thư. Đó là bằng chứng cho thấy rễ Kava có tiềm năng như một thuốc điều trị ung thư.
Hỗ trợ điều trị tăng sản/ ung thư tuyến tiền liệt
Theo thông tin từ Oncotarget kết luận rằng các hoạt chất trong rễ Kava có thể ức chế sự phát triển của các tế bào u xơ trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Kava được xem là chất tiềm năng để phòng ngừa và điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Đây là một bổ sung tuyệt vời để cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt nói chung và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nói riêng.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chiết xuất Flavokawains đã được tìm thấy có khả năng chống viêm tiềm năng. Một nghiên cứu thực hiện ở chuột cho thấy tất cả những con chuột đều bình thường sau thời gian điều trị và dường như nó không gây ra bất kỳ độc tính nào. Do đó, rễ Kava có thể tăng cường hệ thống miễn dịch cho con người theo cách tương tự.
Chống ung thư vú
Rễ Kava đã được nghiên cứu là có hoạt tính chống ung thư và chống viêm. Tình trạng của hệ thống miễn dịch và quá trình viêm có vai trò quan trọng trong sự tiến triển của ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Malaysia với mục đích tìm hiểu làm thế nào loại cây này có thể giúp điều chỉnh và tăng cường hệ thống miễn dịch. Kết quả là có sự giảm trọng lượng và thể tích của khối u cũng như kháng viêm sau khi điều trị bằng Kava.
Liều lượng điều trị chứng lo âu:
50 – 100mg chiết xuất Kava, dùng 3 lần/ngày trong khoảng 25 tuần.
Hoặc 400mg/ngày chiết xuất Kava khoảng 8 tuần.
Lưu ý liều lượng còn tùy dạng chiết xuất.
Chưa có báo cáo.
Kava có tác dụng an thần nên không sử dụng thảo dược này cùng với các thuốc an thần khác, thuốc ngủ và rượu.
Kava có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng vì Kava có thể gây an thần, buồn ngủ trong khi dùng Kava.
Từ năm 1999, một số trường hợp nhiễm độc gan (bao gồm suy gan) ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ sau khi uống Kava đã khiến FDA phải ủy quyền nhãn cảnh báo về sản phẩm Kava. Sự an toàn đang được giám sát liên tục.
Kava được chế biến theo truyền thống (như trà) và được sử dụng liều lượng cao (>6 đến 12g/ngày của rễ khô) hoặc trong thời gian dài (lên đến 6 tuần), đã có báo cáo về tác dụng phụ của Kava như:
Da phát ban da có vảy (bệnh da Kava).
Rối loạn máu (ví dụ, hồng cầu to, giảm bạch cầu).
Thay đổi thần kinh (ví dụ, trẹo cổ, cơn vận nhãn, cơn của bệnh parkinson, rối loạn vận động).
Trong khoảng thời gian ngắn dùng với liều lượng Kava, Kava bình thường có thể sẽ gây tổn thương đến gan. Tầm khoảng 1 – 3 tháng dùng Kava ,Kava dẫn đến bệnh nhân phải tiến hành cấy ghép gan và thận, hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong. Những triệu chứng ban đầu gồm có tổn thương đến gan (như vàng da, vàng mắt), mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu. Cần phải chắc chắn kiểm tra về chức năng gan thường xuyên trong khi dùng Kava.
Kava có thể kéo dài tác dụng của các thuốc an thần khác (ví dụ, barbiturates).
Nguồn Tham Khảo:
MSD Manual: //www.msdmanuals.com/
Pittler MH, Ernst E.Chiết xuất Kava cho điều trị chứng lo âu. Cochrane Database Syst Rev (1): CD003383, 2003.
Center for Food Safety and Applied Nutrition. Kava- chứa Dinh dưỡng bổ sung có thể liên quan đến tổn thương gan trầm trọng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, 2002.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: //caodangyduochcm.vn/kien-thuc-y-duoc/ban-co-biet-cong-dung-cua-Kava-Kava-la-gi-khong-c57848.html
Báo Tiền Phong: //tienphong.vn/thuc-uong-tang-luc-o-cac-dao-quoc-nam-thai-binh-duong-post668412.tpo
Medplus: //songkhoe.medplus.vn/6-tac-dung-tuyet-voi-cua-re-Kava-doi-voi-suc-khoe-cua-ban/
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.