Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Kha tử: Vị thuốc dùng trong Đông y để chữa ho, cầm tiêu chảy cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Kha tử có tên khoa học là Terminalia chebula Retz thuộc họ Combretaceae (Bàng). Kha tử chữa ỉa chảy, ho khàn tiếng, ra mồ hôi trộm, trĩ, di tinh, xích bạch đới (quả).
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt:
Kha tử (Quả).
Tên khác:
Cây chiêu liêu; Hạt chiêu liêu; Kha lê; Kha lê lặc…
Tên khoa học:
Terminalia chebula.
Đặc điểm tự nhiên
Chiêu liêu là loài cây thân gỗ cao khoảng 15 đến 20m, vỏ màu đen nhạt kèm các vạch nứt dọc. Lá cuống rất ngắn, gần về phía cuống tròn hơi thon, phía đầu thì nhọn, dạng trứng, ở đầu cuống có hai tuyến nhỏ giống mắt cua, mọc đối. Lá có chiều dài khoảng từ 15 đến 20cm, chiều rộng khoảng từ 7 đến 15cm, khá dai, cả hai mặt có lông mềm, mặt lá sau thì nhẵn.
Hoa chiêu liêu nhỏ, màu trắng, có phủ lông vàng nhạt, dạng lưỡng tính, tỏa mùi thơm, thường mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá. Quả có dạng trứng thon, chiều dài khoảng 3cm, chiều rộng từ 22 đến 25mm, với hai đầu tù, không có dìa. Quả có màu nâu vàng nhạt với có 5 cạnh dọc, khô, cứng, bên trong có thịt đen nhạt. Bên trong quả có hạch khá cứng, hình hơi 5 cạnh, có chiều dày khoảng 10 đến 15mm, có lá mầm cuốn, một hạt.
Có một loại chiêu liêu xanh (Terminalia citrina Roxb. hay Myrobalanus citrim Gaertn.) có lá dài hơn, nhẵn, kể cả khi còn non, quả thuôn và nhỏ hơn, nhân mỏng hơn, hạt hẹp hơn. Chiêu liêu xanh mọc ở Biên Hòa.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Kha tử thường phân bố ở miền Nam nước ta, Lào, Ấn Độ, Miến Điện, Campuchia (còn gọi là Sramar), Thái Lan. Ở Trung Quốc lúc trước nhập từ Ấn Độ, về sau có thể tự trồng được ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.
Quả chín vào các tháng 9 – 10 – 11, chọn quả già chín vỏ ngoài màu vàng ngà, thịt chắc là tốt hái về phơi khô, còn loại trái non, bị lép nên tránh hái về. Theo viện Đông y Việt Nam thì Kha tử đem rửa sạch loại bỏ bụi bẩn, để thật ráo nước, sau đó sao sơ, giã dập, bỏ hạt dùng để bốc thuốc thang.
Bộ phận sử dụng
Quả.
Thành phần hoá học
Trong Kha tử có tới 20 – 40% tanin bao gồm axit elagic, axit galic và axit luteolic. Lượng tanin có khi lên tới 51,3% nếu quả thật khô.
Ngoài ra còn có axit chebulinic C41H34O27 với tỷ lệ 3-4%. Thủy phân axit chebulinic sẽ cho một phân tử glucoza 3 phân tử axic galic và một phân tử axit có công thức C14H12O11.
Trong nhân còn có 36,7% dầu vàng nhạt, trong, nửa khô.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, Kha tử có vị cay, đắng, tính ôn, hơi se quy vào hai kinh là phế và đại tràng, có tác dụng liễm phế chỉ khái, sáp tràng chỉ tả.
Kha tử chuyên dùng để trị tiêu chảy lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên, trĩ, lòi dom, xích bạch đới, trị ho mất tiếng, di tinh, hay đổ mồ hôi trộm về đêm. Ngoài ra, Kha tử còn được áp dụng để sử dụng trong kỹ nghệ thuộc da.
Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại bằng các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh công dụng của Kha tử trong việc điều trị viêm họng, khàn tiếng. Đối với tác dụng giảm ho, trong Kha tử có hoạt chất Polysaccharid có tác dụng giảm ho rõ rệt với tác dụng dược lý cao hơn cả tác dụng chống ho của codein. Sau khi uống chiết xuất Kha tử từ khoảng 30, 60, 120, 300 phút, bệnh nhân đã giảm rõ rệt phản xạ ho từ phút thứ 30.
Kha tử có chứa chất Alloyl có hoạt tính kháng vi rút theo viện Nghiên cứu nông nghiệp và sinh học, Viện thống kê Ấn Độ năm 2013. Hoạt chất Alloyl có vai trò quan trọng trong việc ức chế các loại vi rút làm giảm hệ miễn dịch của con người.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Slovakia và Ấn Độ trên động vật cũng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn trong Kha tử với hàm lượng tanin giàu có (chiếm 24-64%) tổng hợp trong đó là các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic. Sự tồn tại của hoạt chất đặc biệt này đã khiến Kha tử trở thành chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ.
Dựa vào các hoạt tính dược lý đã được nghiên cứu trước đó, ngày nay người ta đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các chế phẩm Kha tử có tác dụng ức chế in vitro đối với một số loại vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.
Liều dùng & cách dùng
Liều chữa đi đại tiện lâu ngày: Ngày uống 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên.
Liều cầm đi đại tiện là 3 – 6g.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa xích bạch lỵ
Lấy 12 quả Kha tử trong đó có 6 quả dùng sống, 6 quả đem nướng bỏ hạt, sao vàng, tán thật nhỏ. Dùng nước sắc cam thảo mà chiêu thuốc trong trường hợp lỵ ra máu, dùng nước sắc cam thảo trích trong trường hợp lỵ ra mũi không.
Chữa ho lâu ngày
Lấy khoảng 4g Kha tử, 4g Đảng sâm đem sắc với khoảng 400ml nước đến khi cô đặc chỉ còn 200ml, uống trong ngày chia ra thành ba lần dùng.
Lưu ý
Điều lưu ý khi dùng Kha tử nếu chỉ dùng liều nhỏ có thể cầm được tiêu chảy nhưng nếu dùng liều lớn lại gây tiêu chảy.
Nguồn Tham Khảo:
Tracuuduoclieu: https://tracuuduoclieu.vn/kha-tu.html
Thầy thuốc Việt Nam: https://thaythuocvietnam.vn/kha-tu-vi-thuoc-dong-y-quen-thuoc/
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.