Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Khế: Loài thảo dược dân gian chỉ khát, chủ trị phong, nhiệt, sinh tân dịch

Khế: Loài thảo dược dân gian chỉ khát, chủ trị phong, nhiệt, sinh tân dịch

By Công Đông Y
Khế: Loài thảo dược dân gian chỉ khát, chủ trị phong, nhiệt, sinh tân dịch

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Khế: Loài thảo dược dân gian chỉ khát, chủ trị phong, nhiệt, sinh tân dịchcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola L. thuộc họ Oxalidaceae (Chua me đất). Khế chữa mụn, đái vàng, chó dại cắn, lợi tiểu, ho suyễn trẻ em (rễ, lá). Dị ứng (lá tươi vò xát).

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Khế (Lá và Quả).

Tên khác:

Khế chua; Ngũ liêm tử; Dương đào; Khế giang.

Tên khoa học:

Averrhoa carambola L.

Đặc điểm tự nhiên

Khế là loại cây thân gỗ với chiều cao khoảng tầm 4 đến 6m. Lá Khế loại lá kép lông chim, dìa lẻ, mọc so le với chiều dài khoảng 11 – 17cm, lá chét gồm 3 – 5 đôi, hình trứng nhọn, nguyên, mềm. Phần lá chét ở phía trên lớn hơn có thể đạt chiều dài tới 8,5cm, chiều rộng hơn 3,5cm.

Hoa có màu hồng hay tím nhạt, mọc chùm xim ở kẽ lá với chiều dài khoảng 3 – 7cm. Hoa Khế có 5 nhị thoái hóa xen lẫn với năm nhị hữu thụ. Lá noãn 5 họp với bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa 4 noãn. Quả khế thuộc loại quả mọng có 5 cạnh và vị chua.

Khế: Loài thảo dược dân gian chỉ khát, chủ trị phong, nhiệt, sinh tân dịch
Cây Khế có quả mọng năm cạnh, có vị chua

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Khế xuất xứ từ vùng Malaysia và Ấn Độ. Ngày nay cây khế đã được trồng ở nhiều nơi nước ta. Hai giống Khế phổ biến hay gặp là cây Khế ngọt và cây Khế chua.

Bộ phận sử dụng

Lá, quả.

Thành phần hoá học

Trong Khế sẽ có các thành phần sau: Đường, vitamin B1, vitamin C2, kali oxalat axit. Các thành phần khác trong khế hiện nay chưa rõ.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, Khế có vị chua ngọt, tính sáp bình, không độc dùng để chủ trị phong, nhiệt, chữa khát, sinh tân dịch.

Dân gian dùng lá Khế giã nhỏ và đắp lên nơi bị lở sơn, bị mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng. Lấy quả giã nát rồi chắt lấy nước đắp lên vùng da cần điều trị.

Khế 2
Theo Đông y, Khế có vị chua ngọt có tính sáp (sít) bình, không độc

Theo y học hiện đại

Trong Khế chứa hợp chất beta-carotene giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện thị lực, kích thích vị giác.

Ngoài ra, Khế chứa nhiều vitamin C và hàm lượng flavonoid cao, giúp loại bỏ các gốc tự do, giúp tăng tổng hợp collagen, bảo vệ thành mạch máu bền vững, duy trì xương khớp chắc khỏe.

Trong quả Khế còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ quá trình thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa tế bào ung thư.

Hàm lượng chất xơ cao trong Khế giúp hỗ trợ cải thiện nhu động ruột, ngừa táo bón, giảm men gan, điều hòa đường huyết.

Trong quả Khế còn có peptin có tác dụng giảm bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol trong cơ thể và kiểm soát cân nặng.

Nếu bạn sử dụng nước ép Khế mỗi ngày thì có thể ngừa loãng xương, bệnh xương khớp vì trong Khế chứa hàm lượng canxi cao.

Trong quả Khế có khả năng kháng khuẩn với việc ức chế một số vi khuẩn thường thấy như Microbial bacillus cereus,E. coli, Salmonella typhi…

Lá Khế còn có tính sát trùng, chữa ung nhọt, giảm dị ứng, trị bệnh chàm, rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Trong quả Khế còn chứa nhiều vitamin như Vitamin B9, B5 và vitamin A giúp hỗ trợ làm sạch mạch máu, phòng ngừa các bệnh lý về tim, bảo vệ thành mạch.

Liều dùng & cách dùng

Quả Khế đem ép lấy nước uống cho mát, giúp trị bệnh scorbut. Nhân dân Campuchua lấy rễ cây Khế kết hợp với vỏ cây Khleng pear hay Khleny kraham (Bauhiniabassaceusis Pierre), vỏ cây Lagerstrocmin floribunda với gạo được hái dại.

Tất cả các thành phần nguyên liệu đem sắc với nước, đến khi cô đặc còn ⅓ thì ngưng, có thể cho thêm ít đường vào uống cho ngọt để trị ngộ độc mã tiền. Quả Khế còn được dùng làm nước giặt để tẩy những vết gỉ sắt trên quần áo do chất kali oxalat axit bám vào.

Bài thuốc kinh nghiệm

Kinh nghiệm trong dân gian hay dùng lá Khế để trị sơn lở, lở loét, dị ứng. Lá Khế lấy cả cành non và hoa với khối lượng khoảng 100 – 150g. Đem khế đun sôi khoảng 15 phút với 5 – 6 lít nước được dùng để xông tắm. Lá đã nấu đem sát lên nơi bị lở loét, dùng trong 3 – 4 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Khế 3
Lá Khế đã nấu rồi dùng sát lên nơi lở loét, vài ngày thì khỏi

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng Khế:

  • Trong quả Khế chứa nhiều axit oxalic có thể khiến cản trở hấp thu canxi từ các thực phẩm khác. Vì vậy, lưu ý đối với đối với trẻ trong giai đoạn phát triển, người bị bệnh thận, người có nguy cơ loãng xương nên thận trọng không nên dùng quá nhiều khế.

  • Đối với những người mắc các bệnh lý về dạ dày thì không nên ăn nhiều Khế và tránh dùng Khế lúc đói vì trong Khế chứa nhiều axit dễ gây xót dạ dày.

Khế tuy có có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng vẫn có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Vì vậy, không nên không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm được truyền miệng mà chưa tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Tracuuduoclieu: //tracuuduoclieu.vn/khe.html

  2. Thuốc dân tộc: //www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/khe

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Ké đầu ngựa: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Khiếm thực: Loại hạt có nhiều tác dụng chữa bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Cây Dung: Dược liệu tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa

Cây Dung: Dược liệu tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa

HÀ ĐỒ

HÀ ĐỒ

Sâm đại hành (Thân hành)

Sâm đại hành (Thân hành)

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook