Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cây Khúng khéng: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Khúng khéng: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

By Công Đông Y
Cây Khúng khéng: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Khúng khéng: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Khúng khéng phân bố ở các vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới ở phía Đông và bắc Á, bao gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc. Nó cũng được tìm thấy ở Nga và vùng cận Himalaya của Ấn Độ. Khúng khéng, một loại thuốc bổ dưỡng có tác dụng: Điều trị tiêu hóa, đại tiểu tiện kém, nôn, ngộ độc, miệng khô, khát.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Khúng khéng , Chỉ cụ, Kê trảo, Vạn thọ.

Tên khoa học: Hovenia dulcis Thunb.

Họ: Rhamnaceae (Táo ta).

Đặc điểm tự nhiên

Cây gỗ, cao từ 7 m đến 10 m hoặc hơn. Vỏ thân có màu nâu xám. Cành non có màu nâu hồng, có lông và nốt sần. Lá mọc so le, cuống dài, phiến lá hình trứng, nhọn, mép có răng cưa, 3 gân tỏa từ gốc lá, phiến lá dài 10 cm đến 15 cm, rộng 5 cm đến 9 cm, mặt trên lá có màu lục sẫm, mặt dưới thì nhạt hơn.

Hoa có màu trắng hoặc lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành, đài hoa có hình chén khía 5 răng nhỏ; tràng hoa có 5 cánh nhọn, nhị 5 xếp xen kẽ với cánh; bầu hoa có đầu nhụy chia ba.

Quả có màu nâu xám, hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên, màu hồng nhạt, vị ngọt, ăn được, hạt dạng tròn dẹt có màu nâu bóng.

Mùa ra hoa: Tháng 6 – tháng 8, mùa ra quả : Tháng 9 – tháng 11.

Cây Khúng khéng: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây Khúng khéng

Phân bố, thu hái, chế biến

Khúng khéng phân bố ở các vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới ở phía Đông và bắc Á, bao gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc. Nó cũng được tìm thấy ở Nga và vùng cận Himalaya của Ấn Độ.

Khúng khéng thường mọc ở thung lũng, ven suối, trên đất tương đối màu mỡ. Ở Việt Nam, Khúng khéng là cây nhập nội, được trồng thưa thớt ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng. Cây ưa sáng, chủ yếu gặp ở vườn hoặc nương núi và cho nhiều trái. Cây non thường mọc từ hạt xung quanh cây mẹ.

Khúng khéng có thể được trồng từ hạt hoặc từ chồi rễ.

Thu hoạch khi quả chín, phơi khô nhưng tránh phơi nắng quá to và sấy ở nhiệt độ cao để đảm bảo màu sắc và chất lượng dược liệu. Hạt được lấy từ quả già phơi khô.

Bộ phận sử dụng

Quả và nhánh con mang quả, hạt.

Thành phần hoá học

Quả Khúng khéng gồm: Lipid chiếm 74%, protein chiếm 3,07%, acid toàn phần chiếm 358,8 mg/1000g, ascorbat chiếm 16,29 mg/100g, đường khử chiếm 13,96 %, acid amin chiếm 2,38 mg/100g và chất vô cơ gồm: Fe chiếm 3.47 mg%, P chiếm 0.89 mg%, Ca chiếm 132.0 mg%, Cu chiếm 0.12mg%, Mn chiếm 0.19 mg% và Zn chiếm 0.4 mg%.

Hạt Khúng khéng có chứa: Alcaloid perlorin, perlolyrin và ß – carbolin.

Lá Khúng khéng có chứa các Saponin triterpenoid.

Khúng khéng có giá trị dinh dưỡng được thể hiện ở: Những chất đường, Protein, các vitamin B1, B2, C, caroten và các muối khoáng K, Na, Ca, Mg và Fe.

Gần đây đã phát hiện thêm nhiều hợp chất Flavonoid có tác dụng bảo vệ gan trong Khúng khéng.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Khúng khéng có vị ngọt, chát.

Tác dụng: Giải khát, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc.

dược liệu khúng khéng giúp giải nhiệt
Một trong những công dụng của cây Khúng Khéng là giải nhiệt

Theo y học hiện đại

Tác dụng bảo vệ gan

Dihydromyricetin (ampelopsin) hợp chất có nhiều trong Khúng khéng và các flavonoid khác, các triterpenoid saponin được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan trước các tác nhân gây độc như carbon tetrachloride, D-galactosamine/lipopolysaccharide và rượu.

Năm 2006, Đại học Y Bắc Kinh thực hiện một nghiên cứu avf nhận thấy rằng loài Hovenia dulcis có khả năng giảm nồng độ cồn trong máu và tăng cường hoạt tính của enzym ADH khi uống rượu. Từ đó một kết luận đã được chỉ ra rằng Hovenia dulcis có thể ngăn cản sự hấp thu rượu tại đường tiêu hóa, tăng chuyển hóa rượu ở gan, chống say rượu và tác hại của rượu khi uống.

Năm 2010, Du J và các cộng sự thực hiện nghiên cứu dịch chiết hạt của loài Hovenia dulcis và nhận thấy chúng có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc làm giảm hoạt độ men AST và ALT, tăng hoạt tính của enzym chống oxy hóa (superoxide dismutase glutathione S – transferase, glutathione) dẫn đến tăng quá trình chuyển hóa rượu.

Năm 2012, nhóm nghiên cứu của Minchun Wang đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan của các thành phần polysaccharid (galactose, arabinose, rhamnose, acid galacturonic) trong cuống quả Hovenia dulcis.

Tác dụng chống oxy hóa

Một nghiên cứu của Viện Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc cho thấy Khúng khéng có chứa các chất có khả năng bảo vệ hệ thần kinh khỏi tác nhân gây độc glutamat. Có 8 hợp chất phenolic được phân lập trong đó hai hợp chất catechin và afzelechin thể hiện được tác dụng bảo vệ hệ thần kinh nhờ tác dụng dọn dẹp gốc tự do của chúng.

Tác dụng tăng cường hoạt động thể chất, chống mệt mỏi

Một nghiên cứu tác dụng tăng cường sinh lực: Nhóm chuột được uống dịch chiết nước từ cuống quả của loài Hovenia dulcis Thunb. có thời gian bơi tăng so với nhóm chuột đối chứng (p<0,05).

Hovenia dulcis còn có tác dụng làm giảm lượng glucose máu, cholesterol toàn phần và triglyceride.

Tác dụng tăng cường miễn dịch

Các polysaccharid trong cuống quả loài Hovenia dulcis gồm: Rhamnose, arabinose, galactose và acid galacturonic có tác dụng làm tăng cường hoạt động thực bào, sản xuất oxit nitric và hoạt động acid phosphatase của các đại thực bào phúc mạc.

Tác dụng hạ đường huyết

Nồng độ đường trong máu ở nhóm chuột uống dịch chiết loài Hovenia dulcis và glibenclamide thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng. Nồng độ glycogen gan tăng lên đáng kể.

Tác dụng chống dị ứng

Bốn hợp chất saponin: Hovenidulcioside A1, A2, B1, B2 từ quả và hạt của loài Hovenia dulcis có tác dụng ức chế sự giải phóng histamin từ tế bào màng bụng của chuột.

Liều dùng & cách dùng

Khúng khéng, một loại thuốc bổ dưỡng, điều trị tiêu hóa, đại tiểu tiện kém, nôn, ngộ độc, miệng khô, khát.

Lấy 100g dược liệu Khúng khéng ngâm cùng một lít rượu 40 độ càng lâu càng tốt. Rượu có màu đỏ sẫm như rượu vang. Uống 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn, mỗi lần 30 ml.

Tại Trung Quốc, cuống quả khô và hạt dùng điều trị say rượu, miệng khát, nôn mửa, đại tiểu tiện kém: Mỗi ngày dùng 6g, ngâm với rượu để uống.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chưa có thông tin.

Nguồn Tham Khảo:

1. //tracuuduoclieu.vn/khung-kheng.html.

2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: //drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Kim anh: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Kim ngân (Hoa và Cuống): Vị thuốc quý trong Đông y

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Nàng nàng: Cây thuốc Đông y giúp hành huyết, trục ứ

Nàng nàng: Cây thuốc Đông y giúp hành huyết, trục ứ

BẠCH CẬP – Beletia hyacinthina

BẠCH CẬP – Beletia hyacinthina

Cải củ: Vị thuốc tăng cường tiêu hóa, long đờm, lợi tiểu

Cải củ: Vị thuốc tăng cường tiêu hóa, long đờm, lợi tiểu

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook