Tên Tiếng Việt: Chanh sim.
Tên khác: Chưa ghi nhận tên khác.
Tên khoa học: Backhousia citriodora F. Muell.
Thuộc họ: Myrtaceae.
Chanh sim là một loại cây rừng nhiệt đới, có chiều cao trung bình từ 3-20m. Cây có nguồn gốc từ các khu vực rừng mưa nhiệt đới ven biển cao 50-800m so với mực nước biển ở Queensland, giữa vĩ độ 17° và 27°. Trong tự nhiên, cây có thể phát triển ở độ cao lên đến 20m nhưng ở một số khu vực khác nó chỉ phát triển như một loại cây bụi kích thước khoảng 4-6m.
Các lá cây chanh sim mọc đối, hình mác, dài khoảng 4-15cm và rộng khoảng 1-5cm, màu xanh bóng, có mép nguyên, gân lông chim với khoảng 20-30 gân chính ở mỗi bên của gân giữa với đỉnh nhọn. Đế có hình nêm, mặt trên xanh đậm và nhẵn, mặt dưới nhạt màu hơn, gân giữa màu vàng, nổi rõ ở mặt trên và dưới.
Hoa có màu trắng đến kem, đường kính 5-7mm, nở rộ từ mùa hè đến mùa thu. Hoa mọc ở đầu ngọn hoặc ở nách lá, xếp thành hình rốn, lưỡng tính, 5 lá đài, không đều nhau, bao gồm 3 lớn, 2 nhỏ. Cánh hoa mẫu 5, màu trắng, dài hơn lá đài, thường rụng sớm. Nhị hoa nhiều, rời, sợi dài hơn nhiều so với lá đài. Bao phấn nằm ở lưng, nhiều cánh, mở bằng khe dọc.
Phân bố: Cây chanh sim là một loại cây bản địa của Úc và phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu cận nhiệt đới. Cây không có mặt ở các khu vực có sương giá vì cây non sẽ không chịu được điều kiện quá lạnh. Trồng cây chanh sim khá đơn giản vì bạn có thể trồng chanh sim trong chậu và có thể đặt trong nhà. Đất trồng cây cần thoát nước tốt và có độ pH hơi thấp, cây sống ở nơi có ánh nắng mặt trời đầy đủ tuy nhiên nên để ở phần có bóng râm. Cây phát triển tốt hơn bằng phương pháp giâm cành với mỗi cành giâm có kích thước khoảng 10cm và các cành con nên được lấy vào khoảng tháng 11 trong năm. Cây chanh sim có tương đối ít sâu bệnh.
Thu hoạch: Lá cây có thể thu hoạch quanh năm.
Chế biến: Lá chanh sau khi thu hoạch được rửa sạch, để ráo, được chiết xuất tinh dầu hoặc phơi khô.
Bộ phận sử dụng là phần lá của cây. Lá chanh sim chủ yếu dùng lá để chiết xuất tinh dầu.
Cây chanh sim đang trở thành nguồn cung cấp hợp chất Citral. Với sự phát triển công nghệ hiện đại, loài cây này hứa hẹn có thể trở thành nguồn citral ưu việt với hiệu suất chiết xuất tinh dầu cao, hàm lượng citral tốt hơn và hương thơm sạch hơn.
Trong đó Citral là chất hóa học với công thức hóa học C10H16O, là một chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi chanh, được chiết xuất từ tinh dầu thực vật. Chất này không hòa tan được trong nước, nhưng hòa tan được trong etanol thường được sử dụng trong ngành nước hoa và hương liệu. Là một chất tạo mùi thơm sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da. Citral được tìm thấy tự nhiên trong các trái cây họ cam quýt. Các nghiên cứu mới đây còn cho thấy nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống côn trùng.
Ngoài ra, tinh dầu chiết xuất từ lá cây chanh sim chứa nhiều Flavonoid và Polyphenol.
Cây chanh sim là một loại thực vật bản địa Úc mới được du nhập và nghiên cứu gần đây nên ít có nguồn tài liệu y học cổ truyền.
Gần đây, các nhà y học đã chuyển sự chú ý sang tìm hiểu thêm về các loại thuốc có nguồn gốc thực vật truyền thống, đặc biệt là các loại thảo dược có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn (bệnh lý nhiễm trùng)và chăm sóc sắc đẹp. Các nghiên cứu về thực vật bản địa Úc, chẳng hạn như cây chanh sim đã cho thấy một số công dụng tiềm năng rất hấp dẫn.
Tinh dầu chanh sim sở hữu đặc tính kháng khuẩn, tuy nhiên tinh dầu không pha loãng gây độc cho tế bào người trong ống nghiệm. Khi pha loãng đến khoảng 1%, sự hấp thụ qua da và tổn thương sau đó được cho là ở mức tối thiểu. Dầu sim chanh có hệ số Rideal–Walker cao (thước đo khả năng kháng khuẩn).
Tinh dầu được phân lập từ lá cây chanh sim có các tác dụng khác chẳng hạn như:
Kháng sinh
Thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn đối với vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus và Staphylococcusepidermidis) so với vi khuẩn gram âm (Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae). Tinh dầu từ lá cây chanh sim hoạt động như một tác nhân kháng sinh mạnh với tác dụng kép vừa ức chế (khoảng 90%) và phá hủy (khoảng 85%) màng tế bào vi khuẩn được hình thành ở bốn chủng vi khuẩn được thử nghiệm so với streptomycin (ức chế khoảng 85% và phá hủy khoảng 80%). Trong một nghiên cứu so sánh hoạt tính kháng khuẩn của 4 mẫu tinh dầu trong đó có tinh dầu lá chanh sim trên 13 loại vi khuẩn và 8 loại nấm. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá chanh sim được phát hiện là vượt trội hơn tinh dầu Tràm. Tinh dầu lá chanh sim có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể và có tiềm năng như một chất khử trùng hoặc khử trùng bề mặt hoặc được đưa vào thực phẩm như một chất kháng khuẩn tự nhiên.
Chống oxy hóa
Trong một số nghiên cứu, tinh dầu được phân lập từ lá cây chanh sim thể hiện hoạt động chống oxy hóa đáng kể. Sử dụng phương pháp FRAP, chanh sim có giá trị chống oxy hóa 20,03 μg/mL xấp xỉ 1,49 lần giá trị thu được đối với Vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic với giá trị khoảng 13,48 μg/mL.
Tinh dầu từ lá chanh sim được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:
Điều trị bệnh lý da
Việc sử dụng dầu cây chanh sim để điều trị các tổn thương da do vi rút nhuyễn thể truyền nhiễm (Molluscum contagiosum virus) gây ra, một căn bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em và bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch đã được nghiên cứu. Chín trong số mười sáu bệnh nhân được điều trị bằng dầu chanh sim nồng độ 10% cho thấy sự cải thiện tổn thương da đáng kể so với không có bệnh nhân nào ở nhóm đối chứng. U mềm lây là một bệnh do virus phổ biến ở trẻ em và ngày càng được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục ở những người trẻ tuổi có quan hệ tình dục.
Các lựa chọn điều trị hiện tại là điều trị xâm lấn và đòi hỏi phải phá hủy mô và gây khó chịu cho người điều trị. Ba mươi mốt trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh u mềm lây được điều trị bằng cách bôi tại chỗ một lần mỗi ngày dung dịch tinh dầu 10% của cây chanh sim Úc. Sau 21 ngày, số lượng tổn thương ở 9/16 trẻ được điều trị bằng dầu chanh sim đã giảm hơn 90%, trong khi 0/16 trẻ đáp ứng cùng tiêu chí cải thiện ở nhóm chứng (P < 0,05). Và không có triệu chứng bất lợi nào được báo cáo.
Ứng dụng trong thực phẩm
Cây chanh sim mang lại hương vị độc đáo cho thực phẩm và đồ uống. Lá hoặc bột khô có thể tạo thêm hương vị giống như vỏ cam quýt cho các món ăn, làm tăng hương vị của chúng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rộng rãi với vai trò là một loại trà thảo dược.
Ứng dụng trong mỹ phẩm
Vượt ra ngoài phạm vi nhà bếp, tinh dầu chanh có giá trị đáng kể trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân nhờ mùi hương và những lợi ích tiềm năng cho làn da. Đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của nó giúp chống lại vi khuẩn gây mụn và làm dịu kích ứng da. Tinh dầu chanh sim là một thành phần không chỉ được sử dụng phổ biến trong thực phẩm mà còn được dùng trong như một loại hương liệu. Các sản phẩm của lá chanh sim xuất hiện nhiều trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm sạch đặc biệt là xà phòng, nước hoa, chế phẩm làm trắng da và dầu gội.
Tính linh hoạt và khả năng ứng dụng rộng rãi của lá chanh sim rất đáng được chú ý. Loại cây bản địa của Úc này có vai trò trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như mỹ phẩm, dược phẩm hay thực phẩm dưới dạng tinh dầu xoa, lá tươi,…. Tuy nhiên hàm lượng chưa được công bố rõ ràng.
Cây chanh sim là một loại thực vật bản địa Úc mới được du nhập và nghiên cứu gần đây nên ít có nguồn tài liệu y học cổ truyền.
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng lá chanh sim:
Nguồn Tham Khảo:
- Chemical Composition, Antioxidant, Antibacterial, and Antibiofilm Activities of Backhousia citriodora Essential Oil: //www.mdpi.com/1420-3049/27/15/4895
- Bioactivity of Backhousia citriodora: Antibacterial and Antifungal Activity: //pubs.acs.org/doi/10.1021/jf0258003
- Backhousia citriodora F. Muell. (Lemon Myrtle), an Unrivalled Source of Citral: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8305781/
- Lemon Myrtle: //www.drugs.com/npp/lemon-myrtle.html
- Anti-inflammatory and anti-oxidative activities of lemon myrtle (Backhousia citriodora) leaf extract: //www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2214750019302665
- CULINARY AND MEDICINAL USES OF LEMON MYRTLE: //www.australiannativeproducts.com.au/blogs/news/unlocking-the-culinary-and-medicinal-uses-of-lemon-myrtle
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.