Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Lá húng tây: Loại lá có nhiều tác dụng chữa bệnh cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Húng tây (Húng quế) vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, tuy nhiên hiện nay đã được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và ôn đới khu vực châu Á, châu Âu (như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha…). Các nước này thường trồng Húng tây với mục đích hái lá và toàn cây cất tinh dầu để làm thuốc hay dùng trong ngành công nghiệp chất thơm.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Húng tây.
Tên khác:
Húng quế tây; húng quế lá to hay đại húng.
Tên khoa học:Ocimum basilicum.
Họ: Hoa môi Lamiaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Húng tây (Húng quế), thuộc loại cây thân thảo, sống hằng năm, thân cây cao 50 đến 60cm nhẵn hoặc có lông, thường phân cành từ dưới gốc.
Lá đơn, mọc đối, có cuống. Phiến lá có kích thước 3 – 8 x 2 – 5cm hình thuôn dài, màu xanh lục hoặc màu tím đen nhạt tùy theo loại, theo vùng. Rìa lá Hung tây có răng cưa nông ở 2/3 phía trên, với nhiều đốm tuyến. Gân lá có hình lông chim, nổi rõ phần mặt dưới. Cuống lá có màu xanh nhạt, hình trụ, dài từ 2 đến 5cm, có ít lông ngắn.
Hoa Húng tây nhỏ, mọc chùm đơn hoặc phân nhánh thành vòng 5 đến 6 hoa một, hoa có màu trắng hoặc hơi tía.
Quả Húng tây có các hạt đen bóng, ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao xung quanh.
Phân bố, thu hái, chế biến
Húng tây (Húng quế) vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, tuy nhiên hiện nay đã được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và ôn đới khu vực châu Á, châu Âu (như Pháp, Đức, các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý, Tây Ban Nha…). Các nước này thường trồng Húng tây với mục đích hái lá và toàn cây cất tinh dầu để làm thuốc hay dùng trong ngành công nghiệp chất thơm.
Ở nước ta, khu vực miền Bắc trước đây chỉ trồng lấy lá và ngọn làm gia vị. Từ năm 1975, một số tỉnh đã trồng với quy mô lớn để cất tinh dầu dùng trong ngành công nghiệp chất thơm ở trong và xuất khẩu ra ngoài nước. Ở miền Nam, ngoài làm gia vị như miền Bắc, còn thu hoạch quả để ăn cho mát và giải nhiệt còn được biết đến tên gọi là hạt é.
Để làm thuốc, chỉ hái lá và ngọn có hoa (Herba Ocimi) đem phơi hoặc sấy khô.
Thu hoạch: Có thể thu hái quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vào mùa hè thu. Đem vị lá rửa sạch, phơi khô, để sử dụng.
Bộ phận sử dụng
Lá.
Thành phần hoá học
Tinh dầu chiếm hàm lượng cao lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu của Sả và Chanh. Thành phần gồm có linalol, cineol, estragol – methyl – chavicol và nhiều chất khác.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Tính vị: Vị cay, nóng, thơm dịu.
Quy kinh vào 2 kinh Phế và Tâm.
Công dụng: Làm ra mồ hôi, giải cảm, tán máu bầm, giảm đau, thông tiểu, trị cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, làm thông đường hô hấp…
Chủ trị: Cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, ho, viêm họng, đau răng, dị ứng, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, lo lắng…
Theo y học hiện đại
Ức chế vi khuẩn gram (+) mạnh hơn gram (-).
Diệt và xua đuổi côn trùng, chống ruồi, muỗi.
Giảm co thắt ruột, kháng histamin ở cơ trơn.
Giảm ho: Ức chế trung tâm ho, giúp làm loãng đờm…
Làm dịu tình trạng sung huyết vì có chứa: Camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu.
Giảm stress, chống căng thẳng: Giúp duy trì mức bình thường của cortisol trong máu. Hocmon có tác dụng làm dịu thần kinh, điều hòa tuần hoàn máu.
Giàu betacaroten: Giúp phòng viêm khớp và ngăn ngừa tế bào ung thư.
Giảm viêm và sưng: Beta – Caryophyllene trong dược liệu có công dụng chống viêm, giảm sưng đau.
Liều dùng & cách dùng
Cách dùng:
-
Lá phơi khô và xay nhuyễn đắp ngoài.
-
Giã lấy nước uống.
-
Làm trà.
-
Chiết xuất tinh dầu.
Liều dùng:
-
Thuốc sắc: 10 đến 25 g/ngày.
-
Nếu dùng ngoài da thì liều lượng tùy ý.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa ho: Lá Húng tây, Húng chanh, Xương sông đem giã đập cùng với ít muối. Ngậm sẽ giúp giảm dịu cổ họng, giảm cơn ho.
Chữa đau đầu, ho, bồn chồn, lo lắng nhiều: Lá và hoa Húng tây khô khoảng 20 nhúm hãm với 1 lít nước sôi. Uống 2 đến 3 ly mỗi ngày.
Sổ mũi, khó tiêu, tiêu chảy: Lá Húng tây 15g, dùng sắc lấy nước uống. Dùng đến khi hết triệu chứng thì ngừng.
Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Lá Húng tây (cả hoa, quả, hạt càng tốt) giã nhỏ, đem vắt lấy nước uống, bã thì dùng xát lên chỗ đau.
Lưu ý
Dùng quá liều dùng sẽ gây nên:
-
Triệu chứng không mong muốn như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu… Nguyên nhân do Eugenol gây ngộ độc khi dùng liều cao.
-
Giảm đường huyết.
-
Tăng cơn co thắt tử cung ở phụ nữ (dễ gây biến chứng trong thời kỳ mang thai, ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữa).
Kiêng kỵ
Mẫn cảm, dị ứng với thành phần lá Húng tây.
Phụ nữ đang mang thai thận trọng khi dùng.
Nguồn Tham Khảo:
1. https://tracuuduoclieu.vn/hung-que.html
2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: https://drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.