Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Liễu (Lá): Dược liệu có tính sát trùng trị mụn nhọt, sưng tấy

Liễu (Lá): Dược liệu có tính sát trùng trị mụn nhọt, sưng tấy

By Công Đông Y
Liễu (Lá): Dược liệu có tính sát trùng trị mụn nhọt, sưng tấy

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Liễu (Lá): Dược liệu có tính sát trùng trị mụn nhọt, sưng tấycung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Liễu có tên khoa học là Salix babylonica L. thuộc Salicaceae (Liễu). Sát trùng, tê thấp, giun (Vỏ sắc uống). An thần, co giật (Cụm hoa cái nấu cao).

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Liễu (Lá).

Tên khác: Dương liễu, Thuỳ liễu.

Tên khoa học: Salix babylonica L. thuộc Salicaceae (Liễu).

Đặc điểm tự nhiên

Cây gỗ cao 3 – 10m, có các cành nhánh mảnh và thõng xuống, màu lục nhạt hay đo đỏ.

Lá hình dải thuôn, nhọn hai đầu, có răng cưa mịn và đều, nhẵn, với các lá kèm hình dải, ngọn giáo, nhọn có răng cưa, dài gần bằng cuống lá.

Cụm hoa đuôi sóc hình trụ, cũng phát triển đồng thời với lá. Hoa màu vàng. Quả nang mở 2 mảnh.

Liễu (Lá): Dược liệu có tính sát trùng trị mụn nhọt, sưng tấy
Dương liễu là cây gỗ cao 3 – 10m, có các cành nhánh mảnh và thõng xuống

Phân bố, thu hái, chế biến

Loài cây của Trung Ðông, được nhập trồng từ lâu làm cây cảnh ven đường hay ven các hồ, nhất là ở miền Bắc Việt Nam.

Bộ phận sử dụng

Lá, hoa, quả, cành, rễ – Folium, Flos, Fructus, Ramudus, Radix Salicis Babylonicae.

Thành phần hoá học

Lá chứa enzym salicinase.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Lá, hoa, quả vị đắng, tính hàn. Lá, hoa vỏ bổ, se, làm mát máu, giải độc.

Theo y học hiện đại

Lá, hoa và quả dùng trị mụn nhọt độc, sưng tấy, lở ngứa. Ở châu Âu, vỏ cũng được dùng trị tê thấp, đau dây thần kinh, tẩy giun và sát trùng. Ở Ấn Ðộ, lá và vỏ cây được dùng trị sốt rét gián cách và sốt rét cơn, vỏ được dùng làm thuốc trị giun.

liễu dược liệu
Cây liễu mang lại nhiều giá tị về mặt y học

Liều dùng & cách dùng

Không tìm thấy thông tin thuốc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa bị thương gân xương đau nhức, hoặc bị bỏng uất nóng ở trong hoặc phong nhiệt đau nhói chỗ này sang chỗ khác hay tay chân co giật

Dùng cành lá liễu 40 – 60g sắc uống.

Chữa mụn nhọt sưng tấy, dị ứng do sơn ăn lở ngứa

Dùng lá và cành liễu non 100 -150g nấu nước uống và xông rửa.

Chữa nhọt ở vú

Dùng lá liễu giã nát đắp, lúc đầu thấy nóng sau tiếp tục đắp thì bình thường rồi khỏi.

Chữa sâu răng

Dùng cành lá liễu nấu cao xỉa.

lá liễu dùng làm dược liệu
Trong dân gian có nhiều bài thuốc kinh nghiệm từ lá liễu

Lưu ý

Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng lá liễu có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Nên đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam_Đỗ Tất Lợi.

  2. Tracuuduoclieu.vn: //tracuuduoclieu.vn/lieu.html

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Lục thần khúc: Vị thuốc tiêu thực hóa tích hiệu quả

Bài Viết Sau

Lá lốt: Vừa là loại rau, vừa là vị thuốc trong vườn nhà

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

CHỈ XÁC – Fructus citri Aurantii

CHỈ XÁC – Fructus citri Aurantii

Dây ký ninh: Món quà của rừng xanh giúp bảo vệ sức khỏe

Dây ký ninh: Món quà của rừng xanh giúp bảo vệ sức khỏe

Bèo tấm: Cây thủy sinh chữa mụn nhọt, các bệnh ngoài da

Bèo tấm: Cây thủy sinh chữa mụn nhọt, các bệnh ngoài da

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook