Tên Tiếng Việt: Lộc giác sương.
Tên khoa học: Cornu cervi degelatinarum.
Nhung hươu nai già sẽ cứng lên thành gạc hay sừng. Mùa hè hươu nai thường cạ đầu vào cây cho sừng rụng. Trong gạc hươu nai không có máu, có hoặc không có da, màu sáng bóng, có thể có màu vàng, hơi đỏ hoặc trắng ngà. Phần dưới gạc có u nổi lên, phần trên nhẵn và nhọn.
Căn cứ vào kích thước, màu sắc gạc và số lượng nhánh, người ta có thể phân biệt gạc hươu với gạc nai. Gạc hươu có khoảng 3 hoặc 4 nhánh, dài 30 – 50cm với đường kính khoảng 3 cm. Chất gạc hươu mịn và cứng, cứng chắc, các u tròn cách nhau và thường có màu đỏ nâu. Gạc nai cũng giống gạc hươu, mịn và cứng. Tuy nhiên gạc nai thường to và dài hơn: Đường kính khoảng từ 3 đến 6 cm, dài từ 50 đến 60 cm, số nhánh nhiều hơn với 3 – 6 nhánh, màu tro nâu, u không rõ. Gạc nai và gạc hươu khi bẻ đều có vết màu trắng, bên trong có màu tro và tủy hẹp.
Gạc được thu lấy ở những con hươu nai còn sống tốt hơn gạc tự rụng. Gạc bao bì liên tảng là gạc liền với xương đầu và có da đầu. Gạc liên tảng là gạc liền với xương đầu nhưng không có da đầu.
Một cách khác để thu gạc là vào tháng 6 – 8 người ta vào rừng để nhặt gạc tự rụng. Gạc trắng ngà, còn phần đế dài là gạc tốt nhất trong loại gạc tự rụng. Các loại gạc không còn đế, đế lõm vào màu sắc trắng nhợt là loại kém.
Gạc khi dùng được cua thành từng khúc ngắn. Sau đó tẩm với mật sao vàng hoặc dùng than đốt qua và tán nhỏ.
Lộc giác sau đó có thể chế biến thành cao ban long hoặc lộc giác sương.
Lộc giác sương: Có hai loại lộc giác sương. Lộc giác sương theo lối Nhật Bản và lộc giác sương theo lối Trung Quốc và Việt Nam. Với Lộc giác sương Nhật Bản, dừng hươu nai đốt cho đen (hoặc thiêu) rồi tán nhỏ. Lộc giác sương của Trung Quốc và Việt Nam là phần lộc giác sau khi đã nấu cao ban long. Phần này được đem đi phơi khô và tán nhỏ.
Lộc giác sau khi nấu cao phơi hoặc sấy khô được nghiền hoặc tán nhỏ thành bột màu trắng trắng.
Gạc hươu nai có thành phần hóa học là 25% chất keo (keratin) và khoảng 50 – 60% canxi photphat, canxi cacbonat. Ngoài ra còn có protein và nước. Keratin trong lộc giác sương còn rất ít hoặc không có.
Gạc hươu nai có thành phần canxi cacbonat
Theo Đông y, Lộc giác sương có vị hàm, ôn, quy vào các kinh can, thận. Tác dụng:
Ôn thận, trợ dương, thu liễm, chỉ huyết.
Lộc giác sương được dùng để điều trị các bệnh như tỳ thận dương hư, giúp ăn ngon, điều trị nôn, tiêu chảy, bạch đới, di niệu, băng huyết, rong huyết, ung nhọt, đờm hạch.
Được kê như là thuốc bổ dùng trong các trường hợp mệt mỏi, suy nhược. Giúp tăng cường tuần hoàn máu ở khớp xương, giúp giảm sưng phù, mụn nhọt độc.
Lộc giác sương có công dụng tăng tuần hoàn máu động mạch vành, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, cường tim.
Lộc giác sương còn có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Tác động trên máu và hệ tạo máu như làm tăng hồng cầu, hemoglobin và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu.
Lộc giác sương được chỉ định trong bệnh viêm khớp do tác dụng chống viêm.
Liều dùng hàng ngày là 5 – 10 g. Có thể dụng các dạng thuốc bột, thuốc viên hoặc thuốc sắc.
Chữa mụn nhọt
Chuẩn bị: Lộc giác.
Thực hiện: Đốt ra than, hòa với dấm bôi vào.
Lộc giác sương chữa mụn nhọt
Chữa gân xương đau nhức
Chuẩn bị: Lộc giác.
Thực hiện: Lộc giác sao tồn tính (ra than còn màu đen) tán nhỏ. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4 g.
Phụ nữ bị khí hư bạch đới
Chuẩn bị: Lộc giác.
Thực hiện: Lộc giác sao vàng tán nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g, tốt nhất nên chiêu với rượu.
Lưu ý khi sử dụng Lộc giác sương: Chứng hư hàn, tỳ vị hư nhược, ỉa chảy và không có thực hỏa thấp nhiệt thì không nên dùng.
Lộc giác sương là dược liệu đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Lộc giác sương có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
- //tracuuduoclieu.vn/loc-giac.html.
- //duocdienvietnam.com/loc-giac-suong/.
- //www.researchgate.net/publication/263636883_Review_of_Cervi_Cornu_Parvum_Pharmacopuncture_in_Korean_Medicine.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.