Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Long cốt: Vị thuốc có tác dụng trấn kinh, an thần, sáp tinh hiệu quả

Long cốt: Vị thuốc có tác dụng trấn kinh, an thần, sáp tinh hiệu quả

By Công Đông Y
Long cốt: Vị thuốc có tác dụng trấn kinh, an thần, sáp tinh hiệu quả

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Long cốt: Vị thuốc có tác dụng trấn kinh, an thần, sáp tinh hiệu quảcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Long cốt có tên khoa học là Fossilia Ossis Mastodi. Long cốt giúp trấn kinh, an thần, sáp tinh và làm hết mồ hôi, dùng chữa trường hợp hồi hộp mất ngủ, thần trí không yên, mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, vết loét lâu ngày không lành.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Long cốt hay còn gọi là Phấn long cốt, Hoa long cốt, Thổ long cốt có tên khoa học là Fossilia Ossis Mastodi.

Đặc điểm tự nhiên

Long cốt chính là xương của một số loại động vật thời cổ đại chôn dưới đất lâu năm. Nó sẽ hóa đá với sắc trắng, cứng chắc, nhiều loại sắc hơi nâu, vàng, xanh hay có lốm đốm.

Cùng nguồn gốc với long cốt còn có long xỉ (Dens Dracionis) với thành phần hóa học cũng như công dụng tương tự.

Long cốt: Vị thuốc có tác dụng trấn kinh, an thần, sáp tinh hiệu quả
Long cốt chính là xương của một số loại động vật thời cổ đại chôn dưới đất lâu năm

Phân bố, thu hái, chế biến

Cho đến nay, chúng ta vẫn phải nhập vị thuốc này của Trung Quốc. Tại đây người ta xác định long cốt có thể do nhiều động vật cổ đại khác nhau như loài hươu Cervidae indet, loài trâu Bovidae Indet…

Long cốt có thể thu hoạch quanh năm. Khi đào được cần bọc kỹ ngay vì ra khí trời thường dễ rã rời ra.

Bộ phận sử dụng

Phần xương của các loại động vật hóa thạch.

Thành phần hoá học

Năm 1958, hệ dược của Viện y học Bắc Kinh đã nghiên cứu phân tích loại long cốt tiêu thụ trên thị trường Bắc Kinh thấy có rất nhiều Ca2+, CO32-, PO43– , một lượng nhỏ Fe3+, Fe2+, Al3+, Mg2+ và SO42-, Cl–.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Long cốt mới chỉ thấy dùng trong đông y.

Theo đông y long cốt có vị ngọt, sáp, tính bình, có khả năng trấn kinh, an thần, sáp tinh và làm hết mồ hôi, dùng chữa trường hợp hồi hộp mất ngủ, thần trí không yên, mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, vết loét lâu ngày không lành.

Theo y học hiện đại

Theo các tài liệu y học cổ thì long cốt có rất nhiều tác dụng. Đặc trưng nhất là an thần, làm hết mồ hôi, sáp tinh, trấn tinh…Vị thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý như:

  • Ra mồ hôi trộm.

  • Tiêu chảy kéo dài.

  • Làm kín miệng các vết thương ngoài da.

  • Mất ngủ, hồi hộp, thần trí không yên.

long cốt có tác dụng trị bệnh
Long cốt có nhều tác dụng trong y học

Liều dùng & cách dùng

Ngày dùng 20 – 40g, có người chỉ dùng có 2 – 10g một ngày dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa mồ hôi trộm

Ôn phấn (trong sách Thiên kim phương), Long cốt nung, mẫu lệ nung, sinh hoàng kỳ, mỗi vị 12g, bột tẻ 40g. Tất cả tán nhỏ thành bột, cho vào lụa thưa gói lại. Xoa lên da để chữa bệnh ra mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi.

Bột cầm má

Long cốt 30g, ô tặc cốt 30g. Cả hai vị tán nhỏ, khi có vết loét chảy máu rắc bột này lên (kinh nghiệm nhân dân).

Bài thuốc Sài hồ gia long cốt mẫu lệ

Chuẩn bị: 16g long cốt, 16g mẫu lệ, 12g sài hồ, 12g đẳng sâm, 12g sinh khương, 8g quế chi, 8g phục linh, 8g đại hoàng, 3g đại táo.

Thực hiện: Các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc cùng với khoảng 1 lít nước đến khi nước rút phân nửa. Có thể dùng trong trường hợp mất ngủ, đau người, mộng mị, kinh sợ…

Bài thuốc trấn tâm, an thần

Chuẩn bị: 15g long cốt, 15g quy thân, 15g viễn chí, 15g đẳng sâm, 30g diên hồ sách, 10g quế tâm, 10g mạch môn và 10g chích thảo.

Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành dạng bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng khoảng từ 12 – 15g. Bài thuốc này có tác dụng bổ tâm, an thần, hoạt huyết ứ khí, run rẩy không yên…

Bài thuốc Thang long cốt

Chuẩn bị: 12g long cốt, 12g phục linh, 12g mẫu lệ, 4g cam thảo, 4g quan quế, 12g đẳng sâm và 16g thục địa.

Thực hiện: Các nguyên liệu cho vào ấm sắc uống mỗi ngày chỉ 1 thang. Khi bị cố thận sáp tinh hay di hoạt tinh do suy nhược thì có thể áp dụng bài thuốc này.

Bài thuốc Tang phiêu tiêu tán

Chuẩn bị: 30g long cốt, 30g tang phiêu tiêu, 30g nhân sâm, 30g viễn chí, 30g đương quy, 30g phục thần, 30g quy bản.

Thực hiện: Các nguyên liệu đem tán thành bột mịn, trộn đều rồi làm hoàn. Mỗi lần chỉ dùng đúng 15g, ngày uống 2 lần. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, cố tinh, hỗ trợ điều trị di tinh, tiểu vặt…

Bài thuốc Kim tỏa cố tinh

Chuẩn bị: 40g long cốt, 40g liên tử, 40g sa uyển tật lê, 40g khiếm thực, 40g mẫu lệ, 40g liên tử.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem tán thành bột, sau đó làm viên hoàn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ 15g. Đây là bài thuốc có tác dụng chữa di tinh, tảo tiết, khí kém…

Bài thuốc trị mụn nhọt, chữa lành vết thương

Chuẩn bị: Long cốt cùng với khô phàn với liều lượng ngang bằng nhau.

Thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột mịn rồi trộn đều. Sau đó, rắc trực tiếp lên các vết thương không kín miệng.

Bài thuốc cầm tiêu chảy

Chuẩn bị: 12g long cốt, 12g xích thạch chi, 12g kha tử, 12g thực tử, 6g anh túc xác.

Thực hiện: Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn rồi đem trộn thật đều với cơm và nước sắc. Bài thuốc này không chỉ giúp khắc phục chứng tiêu chảy kéo dài mà còn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

bài thuốc từ long cốt
Trong dân gian có nhiều bài thuốc kinh nghiệm từ long cốt

Lưu ý

Trong một số trường hợp nhất định, việc sử dụng long cốt có thể dẫn tới một số vấn đề rủi ro ảnh hưởng sức khỏe. Theo Dược Tính Luận thì vị thuốc này kỵ cá nên bạn cần chú ý đến khẩu phần ăn mỗi ngày. Còn theo Trung Dược Học thì không nên dùng long cốt cho những người thấp nhiệt thực tà hay thấp nhiệt tích trệ.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Dây ký ninh: Món quà của rừng xanh giúp bảo vệ sức khỏe

Bài Viết Sau

Cây Lưỡi bò – cây thuốc quý cho người táo bón

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Húng đắng lông trắng: Loài thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh​​

Húng đắng lông trắng: Loài thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh​​

Chuối hột rừng: Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh

Chuối hột rừng: Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook