Tên tiếng Việt: Long đởm (hoa).
Tên khác: Đởm thảo; Thảo long đờm; Lăng du.
Tên khoa học:Gentiana scabra Bunge, họ Gentianaceae (Long đởm).
Long đởm hoa thuộc dạng cây cỏ nhưng sống lâu năm, rễ nhiều, thân rễ ngắn, chiều cao cây khoảng 35 đến 60cm, đường kính thân từ 2 đến 3mm. Thân mọc đứng, đốt thân ngắn hơn so với chiều dài lá, thân dạng đơn hoặc có thể có 2 – 3 cành. Lá long đởm hoa không cuống, mọc đối, lá to dần từ phía dưới gốc cây lên phía trên, chiều dài lá từ 3 đến 8cm, chiều rộng lá từ 0,4 đến 3cm. Hoa long đởm hình cuống có màu xanh lam nhạt hoặc có thể sẫm, mọc thành chùm không cuống ở đầu cành hoặc kẽ những lá phía trên. Mùa hoa khoảng tháng 9 đến tháng 10, mùa quả khoảng tháng 10.
Long đởm hoa được trồng phổ biến tại Trung Quốc, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập tử Trung Quốc. Tại Trung Quốc, long đởm hoa mọc phổ biến ở các vùng như Hắc Long Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến. Tại Việt Nam, có thể tìm thấy long đởm hoa ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.
Long đởm hoa được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, nhưng mùa thu thu được chất lượng tốt nhất. Sau khi thu hoạch về rửa sạch cát và phơi khô bảo quản.
Bộ phận sử dụng được là hoa.
Trong long đởm có một glucozit đắng chừng 2% gọi là gentiopicrin C16H20O9 và một chất đường gọi là gentianoza C18H32O16 chừng 4%.
Thuỷ phân gentiopicrin ta sẽ được gentiogenin C10H10O4 và glucoza Gentianoza gồm hai phân tử glucoza và một phân tử fructoza.
Long đởm hoa theo các tài liệu y học cổ truyền có tính hàn, vị đắng, quy vào 3 kinh đởm, can và bàng quang. Long đởm hoa được sử dụng để thanh nhiệt tiêu tháo nhiệt, có tính chất thu sáp, tả can đảm thực hỏa. Không sử dụng được cho những người đi tả, không thấp nhiệt, không thực hỏa, tì vị hư nhược.
Long đởm hoa dùng hàng ngày khoảng 2 đến 3g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc rượu giúp điều trị các rối loạn về tiêu hóa, thuốc bổ đắng, đại tiện dễ dàng.
Ngoài các tác dụng có lợi cho đường tiêu hóa, long đởm hoa còn có vai trò giảm đau đỏ mắt, chữa sốt, an thần.
Theo Ebeling, long đởm hoa có vai trò kích thích tiêu hóa, hạn chế quá trình lên men, nên uống trước khi ăn sẽ làm cho dạ dày khỏe; nhưng nếu uống sau khi ăn hoặc uống với liều lượng quá nhiều có thể làm đỏ mặt, hoa mắt, đau nhức đầu, tiêu hóa suy giảm.
Theo nội điền trang thái lang (Nhật Bản, 1938), các chất đắng trong long đởm hoa được nghiên trên dạ dày của chó thì thấy khi sử dụng cho chó uống long đởm thảo sự bài tiết dịch vị và lượng axit tự do trong dạ dày cũng tăng hơn.
Trong hoa long đởm có chứa thành phần có tác dụng giãn mạch, các hoạt chất trong rễ và vỏ cây (ít phổ biến hơn) được dùng làm thuốc có tác dụng trong các trường hợp:
Điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, chán ăn, viêm dạ dày, ợ nóng và nôn mửa
Tăng huyết áp, sốt, kích động.
Ngăn ngừa co thắt cơ nhờ đó có khả năng diệt giun sán.
Làm lành vết thương.
Hoa long đởm sử dụng phối hợp với một số thảo dược khác để điều trị các triệu chứng viêm xoang, sốt rét.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh
Đối với trường hợp viêm xoang mới hoặc đang diễn tiến, dùng sản phẩm kết hợp chứa 12 mg rễ hoa long đởm và 36 mg cây cơm cháy châu Âu, cỏ roi ngựa, anh thảo hoa vàng, cây chút chít, 3 lần mỗi ngày.
Tiêu hóa, ăn không tiêu
Phối hợp các dược liệu: Long đởm thảo 2 g, hoàng bá 1 g, đại hoàng 1 g, nước 200 ml sắc còn 100 ml, uống ngày 3 lần, uống 15 phút trước bữa ăn kích thích tiêu hoá ăn uống không tiêu.
Đau dạ dày
Phối hợp các dược liệu: Long đởm thảo 0,5 g; sinh khương sấy khô 0,3 g; hoàng bá 0,5 g; hồi hương 0,3 g; quế chi 0,3 g; kê nội kim 0,6 g; sơn tra sao cháy 1 g. Sau khi chuẩn bị đầy đủ dược liệu, tất cả tán bột trộn đều, uống 3 lần mỗi ngày, chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đầy bụng (theo Hoà hán dược dụng nghiệm phương).
Trước khi dùng thảo dược hoa long đởm, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Cơ thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của long đởm.
Hoạt tính gây đột biến trong các thử nghiệm, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; nên tránh sử dụng trong thời kỳ này.
Lưu ý khi đang sử dụng các loại thuốc khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa.
Huyết áp thấp vì hoa long đởm có thể làm nặng hơn tình trạng hạ huyết áp. Tránh sử dụng khi đang mắc những tình trạng bệnh khác, vì có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc.
Nguồn Tham Khảo:
Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/long-dom-thao.html.
Webmd: //www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-716/gentian.
Drugs.com: //www.drugs.com/npp/gentian.html.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.