Tên Tiếng Việt: Cây lưu ly.
Tên khoa học: Myosotis hay Borago officinalis.
Cây lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Rễ cây lưu ly là loại rễ chùm.
Thân và lá lưu ly có nhiều lông thô và có gai. Hoa nhỏ, có màu xanh sáng, hình ngôi sao. Hoa mọc kiểu xim ngắn ở ngọn, đài hoa có lông. Tràng hoa màu hồng, sau này chuyển thành màu lam. Hoa có mùi thơm.
Quả giống quả đậu nhỏ, bên trong có hạt. Cây có thể trồng từ hạt.
Cây lưu ly là một loại cây hàng năm có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải nhưng đã được tự nhiên hóa rộng rãi ở các khu vực khác.
Theo kinh nghiệm, cây lưu ly thường dùng ở dạng chiết xuất tinh khiết hoặc là nước hãm.
Bộ phận dùng của cây lưu ly gồm có hoa, lá và hạt. Đặc biệt là dầu chiết xuất từ hạt cây lưu ly.
Đã có một số nghiên cứu minh chứng rằng dầu cây lưu ly có chứa axit béo – axit gamma – linolenic (GLA).
Chưa tìm thấy công dụng của dầu hạt cây lưu ly theo y học cổ truyền nhưng lá và hoa cây Lưu ly thì có nhiều công dụng được tìm thấy từ trước.
Lá cây lưu ly đã được sử dụng như một loại thuốc bắc và trong y học thảo dược châu Âu từ thời Trung cổ. Lá và hoa cây lưu ly dùng làm nước giải khát phổ biến ở Anh. Lá đã được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, cảm lạnh và viêm phế quản, cũng như để tăng tiết sữa ở phụ nữ. Dịch truyền của lá được sử dụng để làm ra mồ hôi và thông tiểu.
Điều trị các rối loạn về da
Dầu hạt lưu ly được dùng điều trị rối loạn về da như eczema, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã.
Điều trị một số bệnh khác
Dầu lưu ly còn dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tăng động giảm chú ý, bệnh đái tháo đường, hội chứng suy hô hấp cấp, giảm đau, có lợi trên tim mạch.
Liều lượng chung:
Trẻ em là 1 g dầu hạt lưu ly/ngày.
Người lớn là 3 g/ngày.
Cây lưu ly khô 2 g hãm trong 1 bát nước sôi, uống 3 lần một ngày.
Bệnh viêm khớp dạng thấp:
Liều sử dụng là 1,1 hoặc là 1,4 g dầu hạt cây lưu ly, uống trong thời gian 24 tuần.
Tình trạng rối loạn về da:
Liều sử dụng: 2 – 4 g/ngày ở người lớn, 1 – 2 g/ngày ở trẻ em.
Chưa có báo cáo.
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng lưu ly
Không được uống
Cũng tương tự như những loại tinh dầu khác, dầu cây lưu ly được khuyến cáo dùng thoa ngoài da nhưng không được uống.
Kích ứng da
Dầu lưu ly có khả năng gây kích ứng nên khi dùng ngoài có thể pha loãng cùng các loại dầu khác như dầu bơ hoặc dầu dừa để tránh kích ứng da.
Ảnh hưởng chức năng gan
Những bộ phận của cây lưu ly gồm có hoa, lá, hạt có thể sẽ chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). Những thành phần này có thể làm tổn thương đến gan, gây ung thư gan, nguy hiểm hơn là khi dùng liều cao hoặc dùng trong khoảng thời gian dài. Khi dùng các sản phẩm chứa dầu hạt lưu ly phải có chứng nhận và dán nhãn không chứa PAs.
Rối loạn tiêu hóa
Thành phần hóa học của lưu ly có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi và khó chịu, tiêu chảy, phân mềm.
Những lưu ý quan trọng trước khi dùng cây lưu ly
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú
Dầu hạt lưu ly chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs) làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người mẹ, chất này cũng có thể đi vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy không nên dùng dầu hạt lưu ly trong thời gian đang mang thai và cho con bú.
Rối loạn đông máu
Có báo cáo rằng dầu hạt lưu ly làm tăng khả năng kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Nếu cơ địa bị rối loạn đông máu thì cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng, đặc biệt khi phẫu thuật. Cần phải ngừng sử dụng ít nhất khoảng 2 tuần trước khi phẫu thuật theo đúng lịch trình.
Động kinh
Cần phải hết sức thận trọng khi dùng dầu cây lưu ly cho bệnh nhân bị động kinh.
Các loại thuốc có khả năng tương tác cùng với cây lưu ly gồm
Thuốc làm gây cảm ứng men gan (CYP3A4): Phenobarbital, phenytoin, carbamazepine, rifampin, rifabutin,… Những thuốc này sẽ làm tăng chuyển hóa các thành phần có trong cây lưu ly (các thành phần có trong cây lưu ly chuyển hóa qua CYP3A4).
Những loại thuốc làm chậm quá trình đông máu: Clopidogrel, diclofenac, aspirin, ibuprofen, naproxen, heparin, warfarin, dalteparin, enoxaparin,… Vì dầu hạt lưu ly sẽ làm chậm đi quá trình đông máu, nếu phối hợp chung với các thuốc trên thì sẽ làm tăng thêm nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Piroxicam, aspirin, ibuprofen indomethacin, naproxen… Dùng NSAIDs cùng với dầu hạt lưu ly có thể làm giảm hiệu quả của dầu hạt lưu ly.
Nguồn Tham Khảo:
- Drugs.com: //www.drugs.com/npc/borage.html.
- Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: //caodangyduochcm.vn/kien-thuc-y-duoc/cay-luu-ly-c58848.html.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.