Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Mã thầy: Vị thuốc bổ mát với nhiều công dụng chữa bệnh

Mã thầy: Vị thuốc bổ mát với nhiều công dụng chữa bệnh

By Công Đông Y
Mã thầy: Vị thuốc bổ mát với nhiều công dụng chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Mã thầy: Vị thuốc bổ mát với nhiều công dụng chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Là thảo sống lâu năm sống trong ao, hồ ngập nước hoặc vùng chiêm trũng, củ mã thầy ngoài công dụng làm thức ăn bổ và mát, còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh tiêu khát, bệnh vàng da, các trường hợp nhiệt khác như lỵ ra máu, đại tiện táo bón, mắt sưng đỏ…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Mã thầy.

Tên khác: Củ năng, củ năn, bột tề, thông thiện thảo, địa lê, ô vu, thủy vu, hắc sơn lang, hồng từ cô, địa lật.

Tên khoa học: Heleocharis plantaginea R. Br, Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch var. tuberosa (Roxb.) T. Koyama.

Đặc điểm tự nhiên

Mã thầy thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, có thân rễ nhỏ mọc bò dưới nước. Rễ củ hình có hình cầu dẹt, vỏ ngoài màu tím đen hoặc nâu đen, có vòng đốt rõ, phía trong ruột màu trắng. Thân có thể cao đến 1m, hình trụ, mập, rỗng, tròn dài, mặt ngoài có rãnh, mặt trong có những vách ngang, khi khô trở nên xốp.

Cây không có lá, gốc thân còn lại 2 – 3 lá chét, bẹ lá mỏng. Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông nhỏ hình trụ xếp theo dạng xoắn ốc dài 1,5 – 4cm, hoa có màu vàng đỏ hoặc nâu nhạt, gồm nhiều vảy hình trái xoan rộng mọc đứng xếp lớp lên nhau, vảy có đầu bằng, lưng có nhiều rãnh. Quả bế có hình trứng ngược, hai mặt lồi và hơi có 3 cạnh, dài 2 – 4mm.

Mã thầy: Vị thuốc bổ mát với nhiều công dụng chữa bệnh
Củ mã thầy

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Mã thầy được trồng ở các vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở các ao hồ (nước nông) hoặc đồng chiêm trũng ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên…. Ngoài ra, mã thầy có thể mọc hoang ở vùng Đồng Tháp Mười, chịu được đất phèn.

Thu hái, chế biến

Củ mã thầy sau khi thu hái về, đem cạo lớp vỏ màu nâu đen ở ngoài rồi ăn sống hoặc nấu với thịt, củ cũng được dùng nấu chè ăn cho mát.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của mã thầy là củ, thân.

Thành phần hoá học

Củ mã thầy chứa 77% carbohydrat (gồm tinh bột và đường với số lượng bằng nhau), 8% protein, nhưng theo nghiên cứu của tác giả khác thì trong mã thầy chỉ có 60% tinh bột, 7% protein và một ít đường. Ngoài ra, mã thầy còn có acid (-) (1S, 3S) – 1 – methyl 1, 2, 3,4 – tetrahydro – β – carbon – 3 – carboxylic.

Một số tài liệu ghi nhận mã thầy có chất puchiin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Mã thầy được dùng ăn sống hoặc nấu canh với thịt, có khi nấu chè hoặc làm mứt. Mã thầy là loại thức ăn bổ mát.

Ngoài công dụng làm thức ăn, mã thầy còn có tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường, bệnh gan vàng da, lỵ ra máu, đại tiện táo bón, mắt sưng đỏ, bệnh sởi ở trẻ em, thuốc tăng thị lực.

Ở Trung Quốc thân cây còn được dùng chữa tiểu tiện khó khăn, nấc ợ.

Theo y học hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn

Dịch ép từ mã thầy có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Aerobacter aerogen. Hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn chiết từ mã thầy là puchiin.

Tác dụng cầm máu

Mã thầy có tác dụng cầm máu.

Tác dụng lợi tiểu

Thân cây mã thầy có tác dụng lợi tiểu.

Liều dùng & cách dùng

Chữa tiểu đường, bệnh gan vàng da, lỵ ra máu, đại tiện táo bón, mắt sưng đỏ

Ngày dùng 10 – 20g củ, dưới dạng thuốc sắc.

Chữa tiểu tiện khó khăn, nấc ợ

Ngày dùng 9 – 10g thân, dưới dạng thuốc sắc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó khăn

Thân cây mã thầy 10 – 20g, lô căn (tươi) 30g, sắc nước uống.

Lưu ý

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng mã thầy:

  • Chưa thấy lưu ý gì đặc biệt.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi, trang 274.

  2. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (tập 1), trang 562 – 563.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Miết giáp: Dược liệu chữa lao lực, khí huyết ngưng trệ

Bài Viết Sau

Mùi tàu: Rau thơm cũng có thể dùng làm thuốc

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Liễu (Lá): Dược liệu có tính sát trùng trị mụn nhọt, sưng tấy

Liễu (Lá): Dược liệu có tính sát trùng trị mụn nhọt, sưng tấy

Chỉ xác: Thảo dược quý chữa bệnh đường tiêu hóa

Chỉ xác: Thảo dược quý chữa bệnh đường tiêu hóa

Cúc kim tiền: Loài hoa có tác dụng kháng viêm

Cúc kim tiền: Loài hoa có tác dụng kháng viêm

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook