Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Mầm đậu xanh: Món ăn bài thuốc từ dân gian tiêu thực, thải độc

Mầm đậu xanh: Món ăn bài thuốc từ dân gian tiêu thực, thải độc

By Công Đông Y
Mầm đậu xanh: Món ăn bài thuốc từ dân gian tiêu thực, thải độc

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Mầm đậu xanh: Món ăn bài thuốc từ dân gian tiêu thực, thải độccung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Đậu xanh còn gọi là lục tiểu đậu thuộc họ Đậu Fabaceae là loại đậu có vỏ màu xanh, với ý nghĩa là “lục”. Ở nước ta, đậu xanh được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước, từ bắc vào nam để lấy nguyên liệu làm thực phẩm và làm thuốc.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Đậu xanh.

Tên khác: Cây mầm hạt lục dâu.

Tên khoa học: Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata, thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Tên đồng nghĩa:Phaseolus aureus Roxb. hoặc Vigna aurea Roxb. Họ: Fabaceae (Đậu).

Đặc điểm tự nhiên

Cây thảo, mọc đứng, ít phân nhánh, cao 0,6m, lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, ba cạnh, màu lục sẫm, có lông nháp. Hoa màu vàng hoặc lục, rất dày đặc, xếp thành chùm ở nách. Quả đậu hình trụ dài 5 – 10 cm, có đầu nhọn ngắn, lúc đầu có lông sau nhẵn, có 10 – 15 hạt phân cách nhau bởi các vách, màu lục.

Mùa hoa tháng 3 đến tháng 5, mùa quả tháng 6 đến tháng 8.

Mầm đậu xanh: Món ăn bài thuốc từ dân gian tiêu thực, thải độc
Sau vài ngày gieo hạt đậu xanh đã có thể mọc khỏi mặt đất gọi là mầm đậu xanh.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây được trồng ở khắp nước ta lấy hạt chủ yếu làm thực phẩm. Nhiều nước nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ cũng trồng.

Trong nhân dân Việt Nam, ngoài công dụng thực phẩm, đậu xanh toàn hạt và vỏ hạt được dùng làm thuốc.

Vỏ hạt đậu xanh còn gọi là lục đậu bì, hay lục đậu y, lục đậu xác thu được bằng cách xay đậu, ngâm nước và gạn lấy vỏ phơi hay sấy khô.

Đậu xanh rất dễ nảy mầm, sau 3 – 4 ngày gieo hạt đã có thể mọc khỏi mặt đất gọi là mầm đậu xanh. Lúc này cần chú ý sâu, kiến phá hoại và tỉa bớt, mỗi gốc chỉ nên giữ 2 – 3 cây.

Đậu xanh được nảy mầm bằng cách để chúng trong nước trong bốn giờ ánh sáng ban ngày và dành phần còn lại của ngày trong bóng tối. Giá đỗ xanh có thể được trồng dưới ánh sáng nhân tạo trong bốn giờ trong khoảng thời gian một tuần. Chúng thường được gọi đơn giản giá đỗ xanh. Giá đỗ chưa nấu chín được sử dụng để làm nhân cho món chả giò Việt Nam và ăn kèm cho món phở.

Bộ phận sử dụng

Hạt – Semen Vignae Radiatae, hoặc hạt đậu xanh đã nảy mầm hay còn gọi là mầm đậu xanh.

Thành phần hoá học

Thành phần chính trong hạt Đậu xanh gồm glucid (52%), protid (23%), nước (13,7%), ngoài ra còn có 2,4% lipid và 4,6% xenlulose.

Mầm đậu xanh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao bao gồm: Carbonhydrat 39.67%, Lipid 4.9%, Protein 44.53% còn lại là chất xơ 2%.

Bên cạnh đó nó còn có các nguyên tố tốt cho sức khỏe như Sắt, Ca, P,…các axit amin và các vitamin A, B1, B2, PP.

Mầm đậu xanh 2
Mầm đậu xanh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Đậu xanh được ghi làm thuốc trong sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh và “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân.

Theo y học cổ truyền, giá đỗ vị nhạt hơi the, tính mát lạnh, tác dụng vào 2 kinh bàng quang và tỳ. Công năng thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa, chỉ khát, thông tiểu, tiêu thực, trị bụng đầy tức, đi tiêu phân sống. Nó lại sinh tân dịch nên dùng tốt sau lao động ngoài nắng nóng. Giá đỗ có khả năng giải độc nói chung và một số kim loại độc, giải rượu. Vào mùa hè những ai thường bị nóng trong người có thể uống mầm đậu xanh để giải nhiệt rất tốt. Dùng nấu ăn để tiêu thũng phù, hạ khí, giải nhiệt độc, giải các chất độc của thuốc và kim loại.

Theo y học hiện đại

Mầm đậu xanh không chỉ là thực phẩm, giá đỗ xanh còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Loại thực phẩm này còn có tác dụng rất tốt trong việc giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn.

Giá đỗ xanh có đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin C và E, lượng calo thấp. Giá thường được dùng cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, vận động thể thao bị mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao, hiếm muộn…

Trong mầm đậu xanh có các thành phần giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì thế, quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.

Mầm đậu xanh cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng chất béo, cholesterol trong cơ thể,… giúp ngăn ngừa các bệnh về bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường,…

Liều dùng & cách dùng

Cách dùng phổ biến là ăn sống hoặc có thể dùng dạng nấu chín.

Mầm đậu xanh có thể phơi hoặc sấy khô thành bột, có màu vàng ươm.

Bài thuốc kinh nghiệm

Nước cốt giá đậu xanh: Giá đậu xanh 150g, chanh tươi 1 quả, đường cát 20g. Giá đỗ nghiền lấy nước, vắt chanh, cho đường vào uống cho những trường hợp đái dắt, nước tiểu vàng, hay khát nước. Dùng hỗ trợ trong các trường hợp để giải độc.

Canh giá đậu tương nấm: Giá đậu tương 250g, nấm tươi 50g, muối vừa đủ, có tác dụng bổ dưỡng sau ốm, sau đẻ.

Canh giá hồng kỷ: Giá đỗ xanh 200g, kỷ tử 12g, củ mài 20g, một ít nước, gia vị gừng, hành, dầu, muối tùy ý, nấu sôi trong 25 phút thì được, có tác dụng bổ thận sáng mắt.

Giá nấu cải trắng: Giá đậu xanh 100g, giá đậu tương 100g, cải trắng 200g, đậu phụ 100g, tôm nõn 50g, gừng 5g, tỏi 3g, hành, muối, dầu vừa ăn, nấu thành canh ăn hằng ngày có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp.

Mầm đậu xanh 3
Mầm đậu xanh được dùng nhiều để chế biến các món ăn bài thuốc.

Lưu ý

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng mầm đậu xanh:

  • Tỳ vị hư do hàn, hay đi ngoài thì không nên dùng.

  • Không dùng chung với Phỉ tử (Hạt hẹ).

Nguồn Tham Khảo:

  1. Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.

  2. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).

  4. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/cay-dau-xanh.html

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Mồng tơi: Loại rau phổ biến có tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Mào gà trắng: Loại hoa vừa đẹp vừa mang nhiều tác dụng chữa bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

ĐỖ TRỌNG – Eucommia ulmoides Oliv

ĐỖ TRỌNG – Eucommia ulmoides Oliv

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Nở ngày đất: Vị thuốc dùng giảm đau, chống viêm, trị gout

Nở ngày đất: Vị thuốc dùng giảm đau, chống viêm, trị gout

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook