Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây hoa mào gà: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị viêm gan cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Cây hoa mào gà là vị thuốc Y học cổ truyền có lịch sử lâu đời và được sử dụng nhiều trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, thanh can minh mục. Còn theo y học hiện đại, nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh cây mào gà có vai trò trong điều trị các bệnh lý thường gặp như viêm gan, mờ mắt, ung thư, nhiễm khuẩn.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây hoa mào gà.
Tên khác: Mào gà trắng, Mào gà dại, Mào gà đuôi lươn, Thanh tương tử, Thảo hao.
Tên khoa học: Celosia argentea, thuộc chi Celosia, chi thực vật có hoa trong họ Amaranthaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây mào gà trắng:
Mào gà trắng mọc quanh năm, thân thẳng, vỏ ngoài nhẵn, phân nhiều cành. Chiều cao mỗi cây dao động từ 0,2 – 2m.
Lá mào gà trắng mọc so le, lá hình mác, nguyên, nhọn ở đầu, chiều rộng khoảng 2 – 4 cm và dài cỡ 8 – 10cm.
Vào mùa thu và mùa hè ra hoa không có cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 2 – 10cm, đồng trưởng.
Quả nang, mở theo hình hộp, trong nang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen, hoặc nâu đỏ, mặt bóng, đường kính ước tính 1mm. Vỏ giòn dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.
Cây mào gà đỏ:
Cây hoa mào gà đỏ là cây cỏ sống lâu năm, có thân cứng và nhiều cành nhẵn bóng.
Lá có cuống, lá dài, nhọn, hình trứng.
Hoa màu đỏ nhung hoặc đỏ tươi, cứng, hình vại leo ra hai bên và nhăn nheo tương tự như mào gà. Hầu hết các bông đều không thấy cuống hoặc nếu có thì rất ngắn.
Quả cây mào gà đỏ hình trứng hoặc hình cầu. Bên trong chứa 8 – 10 hạt màu đen, vỏ ngoài bóng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Nguồn gốc của mào gà trắng từ phía Ấn Độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và lấy hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Đến tháng 9 – 10 hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt sấy loại hết tạp chất, phơi lần nữa cho thật khô. Có khi người ta dùng cả hoa.
Cây mào gà đỏ phát triển tốt nhất trong môi trường có khí hậu nóng ẩm và có nhiều ánh sáng.
Bộ phận sử dụng
Cả cây mồng gà trắng và đỏ đều sử dụng các bộ phận như hạt, cụm hoa và mầm non làm dược liệu chữa bệnh trong Y học cổ truyền.
Thành phần hoá học
Cây mào gà chứa saponin, peptide tuần hoàn, phenol, axit béo, axit amin, khoáng chất, và nhiều chất khác trong đó saponin là tác nhân dược lý chính tạo ra nhiều tác dụng dược lý quan trọng điều trị nhiều bệnh lý thường gặp trên lâm sàng.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Cây hoa mào gà trắng theo Y học cổ truyền có vị đắng, tính hơi hàn và quy kinh Can. Có tác dụng khử phong nhiệt, làm sáng mắt. Dùng chữa phong nhiệt làm đau mắt. Ngoài ra còn có tác dụng thu liễm, cầm máu, chữa xích bạch, lỵ, chảy máu ruột, thổ huyết, máu cam, tử cung xuất huyết.
Cây hoa mào gà đỏ vị ngọt, tính lương, vào 2 kinh Can, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt cầm máu. Chữa xách bạch lỵ, trĩ chảy máu.
Theo y học hiện đại
Tác dụng bảo vệ tế bào gan
Theo một nghiên cứu của tác giả Hase và công sự hát hiện ra rằng một polysaccharide có tính axit từ cây hoa mào gà là một chất chống độc gan mạnh cho các mô hình tổn thương gan do hóa chất và miễn dịch ở động vật. Nó gây ra sự sản sinh yếu tố hoại tử khối u (TNF-α), sản xuất interleukin-1 beta (IL-1 beta) và oxit nitric (NO) trong dòng tế bào đại thực bào J774.1. Hơn nữa, thành phần hóa học của cây hoa mào gà ngăn chặn sự gia tăng AST, ALT và ALP.
Tác dụng chữa bệnh về mắt
Chiết xuất từ cây hoa mào gà có thể làm giảm tổn thương oxy hóa của thủy tinh thể, ức chế quá trình chết rụng tế bào biểu mô của thủy tinh thể và giảm độ mờ của thủy tinh thể. Ngoài ra, nó còn có thể cải thiện thị lực bằng cách điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong thủy tinh thể.
Tác dụng điều trị tiêu chảy
Chiết xuất từ lá cây mào gà có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin và làm giảm chuyển động đẩy của ruột từ đó giảm triệu chứng tiêu chảy.
Tác dụng điều trị chống ung thư
Nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2016 đã tiến hành và chứng minh thành phần hóa học của cây mào gà có khả năng tác dụng chống di căn dựa trên các đặc tính điều hòa miễn dịch của nó bao gồm việc tạo ra các cytokine như interleukin (IL)-12, IL-2 và interferon-gamma dẫn đến trạng thái miễn dịch trội Th1 kích hoạt đại thực bào đến trạng thái tiêu diệt khối u, tạo cơ sở cho việc ức chế di căn ung thư.
Tác dụng chống nhiễm trùng
Chiết xuất từ cây mào gà được báo cáo là có hoạt tính kháng khuẩn chống lại Bacillus subtilis , S. aureus , Salmonella typhi , Escherichia coli, Agrobacterium tumefaciens, Mycobacteria lao, Shigella sp., Pseudomonas sp., Staphylococcus sp., Streptococcus sp., Vibrio sp., Klebsiella sp., E. coli và Salmonella sp. Điều này chứng tỏ cây mào gà có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng.
Hoạt động chống tiểu đường
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất từ cây mào gà làm mức đường huyết giảm tích cực và tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng và đạt mức tối đa trong vòng 4–6 giờ.
Một nghiên cứu khác cũng khẳng định tác dụng hạ đường huyết của cây thuốc này, trong đó cả chiết xuất ethanol và chiết xuất nước của cây mào gà đều có hoạt tính hạ đường huyết đáng kể, đặc biệt là phần butanol và polysaccharides. Phần polysaccharides thô làm tăng đáng kể nồng độ insulin trong huyết tương, mạnh hơn cả Glibenclamide.
Liều dùng & cách dùng
Liều dùng khoảng 4 đến 12g hoặc hơn trong ngày tùy tình trạng mỗi người, dưới hình thức sắc uống hoặc thuốc viên.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa lòi dòm xuất huyết
Chuẩn bị: Hoa và hạt cây mào gà 8-15g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang gồm cả hoa và hạt. Có thể phơi khô hoặc tán nhỏ chế thành thuốc viên rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Chữa rong kinh
Chuẩn bị: Hoa mào gà đỏ khô 10g (nếu dùng tươi dùng 25-30g).
Thực hiện: Cho tất cả vào ấm sắc uống ngày 1 thang. Kết hợp lấy mầm non của cây hoa mào gà đỏ nấu nước để rửa ngoài khu vực bị tổn thương.
Chữa bệnh đau mắt, viêm kết mạc trong giai đoạn cấp tính
Sắc uống ngày 1 thang.
Chuẩn bị: Kết hợp 10g hạt hoa mào gà trắng, 10g Hoàng cầm, Long đởm 9g, địa Hoàng thán 15g, Hoa cúc trắng 12g.
Thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang, chia làm ba lần uống.
Trị thổ huyết
Chuẩn bị: Dùng 15 – 24g hoa mào gà trắng tươi (tương đương 6 – 15g khô) đem nấu chung với phổi lợn trong 60 phút.
Thực hiện: Ngày một thang, sắc chia làm 3 lần uống, uống nước và ăn cả cái.
Trị bệnh di tinh, xuất tinh sớm ở nam giới
Chuẩn bị: Hoa mào gà trắng 30g, Kim tiền thảo và đường quân tử mỗi vị 15g.
Chữa kinh nguyệt không đều
Chuẩn bị: Lấy 15g bông mào gà trắng hầm chung với 12g Long nhãn hoa, 9g Sung úy và 100g thịt nạc lợn. Trường hợp bị kinh nguyệt không đều có kèm theo khí hư thì thêm 9g vỏ trắng rễ bạch lạp vào thang thuốc..
Thực hiện: Ăn làm 2 lần trong ngày.
Chữa tiểu tiện ra máu, tiểu buốt
Chuẩn bị: Dùng cây mào gà trắng đốt cháy thành than.
Thực hiện: Hàng ngày lấy 15 – 20g pha với nước cơm uống.
Lưu ý
Cây hoa mào gà thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý. Mặc dù cây hoa mào gà cũng được xem là an toàn do không có độc tố. Tuy nhiên, một số lưu ý khi sử dụng cây hoa mào gà như:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ Y học cổ truyền trong việc sử dụng cây hoa mào gà để điều trị bệnh.
- Người ăn không tiêu, chức năng tiêu hóa kém, sợ lạnh, tay chân lạnh không nên dùng.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng.
Cây hoa mào gà đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Nó được cho là có tác dụng thanh nhiệt ở tạng Can, cải thiện thị lực, sưng mắt, mờ mắt. Chiết xuất từ cây hoa mào gà cũng có thể có vai như một chất chống khối u, điều hòa miễn dịch, chống tiêu chảy, chống tiểu đường, chống nhiễm trùng và chất chống oxy hóa.
Hầu hết các đặc tính này đã được xác nhận bằng các nghiên cứu dược lý cả trên mô hình động vật in vitro và in vivo cũng như các nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, việc sử dụng cây hoa mào gà nên tuân theo chỉ định, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh tương tác thuốc.
Nguồn Tham Khảo:
- Identification and evaluation of anti Hepatitis C Virus …: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3511619/
- Anti-hepatitis B virus activity of food nutrients and potential …: https://www.elsevier.es/en-revista-annals-hepatology-16-avance-resumen-anti-hepatitis-b-virus-activity-food-S1665268122001089
- Review on research of the phytochemistry and pharmacological activities of Celosia argentea: https://www.scielo.br/
- Review on Celosia argentea L. Plant: https://rjpponline.org/
- Celosia argentea L. var. cristata L.: https://tracuuduoclieu.vn/celosia-argentea-l-var-cristata-l.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.