Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Mao lương hoa vàng: Vị thuốc từ cây rau cần dại

Mao lương hoa vàng: Vị thuốc từ cây rau cần dại

By Công Đông Y
Mao lương hoa vàng: Vị thuốc từ cây rau cần dại

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Mao lương hoa vàng: Vị thuốc từ cây rau cần dạicung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Mao lương hoa vàng là loại cây dại thân thảo, cây được tìm thấy ở những vùng đất có độ ẩm trung bình đến cao. Mao lương hoa vàng có vị đắng, tính bình; có tác dụng kháng nấm kháng viêm, được sử dụng nhiều trong đông y với vai trò tiêu thũng, tiêu viêm, trừ phong thấp, bình khí vị, bổ thận hư, tán kết, trừ sốt rét, giải phiền, âm khí bất túc.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Mao lương hoa vàng.

Tên khác: Hoàng liên vàng; Mao lương vàng; Buttercup; Creeping Buttercup.

Tên khoa học: Ranunculus repens.

Mao lương hoa vàng: Vị thuốc từ cây rau cần dại
Mao lương hoa vàng, cây thân thảo hay còn được gọi là cây rau cần dại

Đặc điểm tự nhiên

Mao lương hoa vàng là cây thân thảo, sống hàng năm, nhìn bên ngoài khá giống với hình dáng cây rau cần nên hay còn được gọi là rau cần dại. Cây cao khoảng từ 0,3m – 0,7m, mọc thẳng, thân nhẵn không có lông. Lá màu xanh đậm, mọc xen kẽ, phía gần gốc lá có cuống ngắn, lá ở gốc xẻ thành 3 thùy. Đối với lá ở phần giữa thân hoặc gần ngọn lá bắt đầu xẻ thành dải nhỏ. Lá hình lưỡi tam giác, thường có lông, bề mặt có lông tơ, có 3 lá chét hoặc đôi khi hình lông chim lẻ, lá chét ở giữa có cuống dài, lá chét bên có cuống ngắn.

Cây mao lương hoa vàng có hoa mọc thành cụm màu vàng, tràng đều, sáng bóng, rộng 15 – 30 mm, ở đầu ngọn cành; lá bắc hình dải, hoa nhỏ, đài hoa có răng cưa ngắn, bầu nhiều noãn, nhiều nhị, nhị ngắn, màu vàng 5 cánh. Quả có hình dạng hơi dẹt, đầu hình nón, dạng trứng; chiều dài khoảng 3 mm, quả có màu nâu nhạt hoặc đậm ở phía đầu, mọc thành cụm.

Mao lương hoa vàng 2
Mao lương hoa vàng có hoa màu vàng rất sặc sỡ, nhiều nhị và hoa có 5 cánh

Phân bố, thu hái, chế biến

Mao lương hoa vàng có nguồn gốc từ các quốc gia vùng Địa Trung Hải, Australia. Vì đặc tính ưa ẩm nên mao lương hoa vàng hoặc các cây thuộc họ mao lương phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới. Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, loài mao lương hoa vàng phân bố tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Cao Bằng, Hà Nam, Ninh Bình…

Mao lương hoa vàng là một trong những loài cây ưa ẩm, ưa sáng; chúng ta dễ bắt gặp chúng ở những nơi ven rừng, ven dọc đường đi, bờ nương rẫy.

Mao lương hoa vàng có mùa hoa và quả vàng khoảng tháng 5 – 7 hàng năm. Cây non được mọc ra từ hạt bắt gặp vào cuối đông hoặc vàng những tháng đầu mùa xuân. Bắt đầu từ những tháng cuối xuân đầu hè là giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng mạnh mẽ, lúc này lượng mưa nhiều hơn và đất cũng ẩm hơn. Sau giai đoạn này, những quả sẽ bắt đầu già đi và cây sẽ bắt đầu lụi tàn trong thu hoặc đầu đông để bắt đầu cho một chu kỳ sinh trưởng mới. Mao lương hoa vàng là một trong những loài cây có khả năng tái sinh rất tốt từ hạt.

Mao lương hoa vàng 3
Quả mao lương hoa vàng mọc thành cụm, phía đầu có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng được của mao lương hoa vàng là toàn cây.

Thành phần hoá học

Mao lương hoa vàng là một trong những loài cây thuốc có chứa chất độc, chất độc trong cây là protoanemonin (anemonol), chúng được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây trừ hạt. Tuy nhiên, chất độc này sẽ giảm đi độc tính khi cây được phơi khô, protoanemonin (anemonol) sẽ chuyển thành anemonin ít độc hơn.

Hạt mao lương hoa vàng có chứa 26% chất béo, khoảng 18% protein và alkaloid như pronemonin, nemonin, ranunculin và pyrogallol tannin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, mao lương hoa vàng có mùi hắc, vị đắng chát, đặc biệt là khi cây còn tươi thì mùi hắc hơn, cây có độc tố protoanemonin (anemonol) nhưng độc tố này sẽ giảm khi cây được phơi khô hoặc xử lý nhiệt. Mao lương hoa vàng có chức năng tiêu thũng, tiêu viêm, trừ phong thấp, trừ sốt rét, tán kết, bình khí vị, âm khí bất túc, bổ thận hư.

Tại Trung Quốc – quốc gia với nhiều kinh nghiệm sử dụng các cây dược liệu, mao lương hoa vàng được ghi trong sách “Quảng Tây trung dược chí” như sau: Toàn cây có tính độc, ấm, vị hơi cay. Trong sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” có ghi: Mao lương hoa vàng có vị đắng, tươi thì có độc. Sách “Trung dược từ hải” ghi: Mao lương hoa vàng cay, độc, đắng, hàn. Quả của mao lương hoa vàng có khả năng trừ tâm nhiệt, phiền khát, phong hàn thấp, âm hư thất tình.

Theo y học hiện đại

Mao lương hoa vàng đã được nghiên cứu và ứng dụng trong y học hiện đại. Các tác dụng của cây có thể kể đến như:

Làm phồng rộp da

Khi cây còn tươi, chất độc trong cây là protoanemonin (anemonol), chất độc này có mặt ở khắp các bộ phận của cây. Khi chà xát mạnh cây tươi vào da, da sẽ bắt đầu xuất hiện các mảng màu đỏ thẫm. Tiếp theo, chúng sẽ bắt đầu phồng rộp lên. Tuy nhiên, chất độc này sẽ giảm đi độc tính khi cây được phơi khô, hoặc nấu chín protoanemonin (anemonol) sẽ chuyển thành anemonin ít độc hơn, nên sẽ không còn tác dụng gây phồng rộp da nữa.

Chống nấm

Mao lương hoa vàng được chuyển thành cao chiết có khả năng diệt nấm rất mạnh, phổ kháng nấm của cây rộng, có khả năng chống lại các nhiễm nấm nặng, khó chữa. Mao lương hoa vàng được sử dụng điều trị bệnh nấm đường dùng tại chỗ, không dùng đường uống.

Chống viêm

Các nghiên cứu thực hiện in vitro, phân tách hoạt chất trong mao lương hoa vàng bằng dung môi không phân cực, dịch chiết thu được cho thấy có khả năng ức chế các chất gây viêm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu chiết mao lương hoa vàng bằng dung môi phân cực sẽ là tăng chiết ra hoạt chất LTB4 (leukotrien B4) và 5 – HETE (5 – hydroxy – eicosatetraenoic acid) đây là những hoạt chất có khả năng gây ra dị ứng.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng mao lương hoa vàng khoảng 3 – 9g/ngày.

Cách dùng: Mao lương hoa vàng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc để uống (sắc kỹ) hoặc giã nát ra để đắp vào các vết thương.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc chữa lao, sốt rét, thấp khớp, hạch bạch huyết

  • Sắc kỹ mao lương hoa vàng uống, liều 3 – 9g/ngày, chữa lao, sốt rét thấp khớp.

  • Ngoài ra, nếu sưng tấy, dùng hạt giã ra đắp vào chỗ bị sưng.

  • Đối với rắn cắn, lở loét lâu, viêm mủ da; tiến hành rửa sạch sau đó giã nát cây tươi lấy dịch sau đó đắp vào nơi bị sưng viêm, lở loét. Tuy nhiên, do đặc tính cay và có khả năng làm phồng rộp da nên khi đắp dịch của mao lương hoa vàng cần theo dõi, nếu thấy chỗ đắp sưng tấy lên thì phải tháo thuốc đắp ra bỏ.

Bài thuốc chữa bệnh về thận, lợi sữa, thuốc dễ tiêu, điều kinh

  • Chuẩn bị: Thu hoạch toàn cây rửa sạch, sau đó sắc kỹ uống.

  • Liều dùng: 4 – 8g/ngày, sắc lấy nước uống. Lưu ý sắc kỹ để tránh tác động của chất độc có trong cây.

Lưu ý

Mao lương hoa vàng có độc nên khi sử dụng cây cần lưu ý, nếu như dùng đường uống thì cần phải uống liều thấp và sắc thật kỹ vì chất độc trong cây sẽ được xử lý nếu gia nhiệt.

Nếu luộc mao lương hoa vàng sau đó ăn thì sẽ tác động tới đường tiêu hóa như phồng rộp da niêm mạc, nóng rát vòm miệng, nếu ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Tuyệt đối không sử dụng dịch tươi của mao lương hoa vàng để ăn hoặc uống vì chứa độc tố.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  2. //tracuuduoclieu.vn/mao-luong.html.

  3. //pfaf.org/user/Plant.aspx?LatinName=ranunculus+repens

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Mỏ quạ: Dược liệu khử phong hoạt huyết, hỗ trợ trị chấn thương

Bài Viết Sau

Mơ lông (Lá): Vừa làm gia vị, vừa có tác dụng chữa bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Cây Táo gai: Vị thuốc dành cho người cao huyết áp

Cây Táo gai: Vị thuốc dành cho người cao huyết áp

THƯ CÂN TÁN

THƯ CÂN TÁN

Nấm thái dương: Loài nấm dược liệu quý phòng ngừa ung thư, nhiễm trùng

Nấm thái dương: Loài nấm dược liệu quý phòng ngừa ung thư, nhiễm trùng

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook