Tên Tiếng Việt: Cây móng mèo
Tên khác: Cây vuốt mèo; una de gato; cat’s claw
Tên khoa học:Uncaria tomentosa, Uncaria guianensis
Cây móng mèo là một loài cây leo, cây có thể cao tới 98 feet (30 m). Là loài cây thuộc họ đậu, nhưng to hơn so với các cây cùng họ. Cây móng mèo có nhiều gai, quả to và dài. Tên móng mèo xuất phát từ những chiếc gai móc của cây, tựa như móng vuốt của con mèo, cho phép dây leo bám trên vỏ cây.
Cây móng mèo có thể trồng trên đất hữu cơ sườn núi hay nơi có nhiều mưa, hoặc ở nơi nào trong khoảng 250 – 900 m (820 – 2,952 feet) tính trên mực nước biển.
Loài cây này hiện đang gặp phải mối đe dọa nghiêm trọng là khái thác quá mức cộng với việc tàn phá rừng nhiệt đới.
Cây móng mèo mọc ở nhiều quốc gia khu vực Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là ở vùng Amazon. Ở nước ta, cây móng mèo mọc hoang tập trung ở các khu vực miền núi.
Cây móng mèo có 2 loài là Uncaria tomentosa và Uncaria guianensis. Loài Uncaria tomentosa được sử dụng nhiều ở Hoa Kỳ, còn loài Uncaria guianensis lại được dùng phổ biến ở Châu Âu. Về mặt thương mại, loài Uncaria tomentosa được nghiên cứu phổ biến hơn.
Việc thu hoạch cây khá dễ dàng và thuận lợi nên người dân thường đào rễ cây quanh năm.
Bộ phận sử dụng là vỏ cây và rễ cây
Rễ và vỏ cây được sử dụng để bào chế thuốc vì chứa các hợp chất alkaloid và glycoside.
Tiêm năng cây móng mèo trong y học đến từ hợp chất alkaloid của nó. Loại alkaloid này được cho là có tác dụng tăng cường miễn dịch mang đến tác dụng chữa bệnh. Isopterpodine hay rynchophylline là 2 loại alkaloid hoạt động mạnh nhất ở cây móng mèo, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có tác dụng ngăn ngừa một số loại virus.
Phần glycosid của acid quinovic trong cây móng mèo được cho là có thể ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư bàng quang bằng cách cảm ứng quá trình chết theo chương trình qua điều biến NF-κB.
Được dùng từ lâu đời để điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm và dạ dày.
Theo y học hiện đại, cây móng mèo được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về virus, ung thư, Alzheimer, viêm khớp, loét dạ dày tá tràng, viêm túi thừa, viêm đại tràng, ký sinh trùng, trĩ và hội chứng rò rỉ ruột.
Trong một số nghiên cứu về cây móng mèo trong phòng thí nghiệm, người ta đã tìm thấy hợp chất có tác dụng kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, cụ thể là tế bào thực vào và tế bào T. Cây móng mèo có tác dụng làm chậm một số quá trình viêm, sửa chữa DNA và làm giảm một số tác dụng không mong muốn do hóa trị liệu gây ra. Chiết xuất từ cây móng mèo được chứng minh là làm tăng khả năng sống sót của tế bào bạch cầu còn non, điều này cho thấy cây móng mèo không hoàn toàn an toàn đối với tất cả các loại ung thư.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất cây móng mèo ở dạng tinh khiết cao có lợi ích khiêm tốn đối với các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đang hoạt động. Nó ngăn chặn sự tổng hợp TNF-Alpha, dẫn đến giảm bớt các triệu chứng đau thắt lưng, viêm khớp và bệnh viêm nhiễm khác, nhưng chưa được nghiên cứu trên người.
Giảm tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị ung thư
Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy cây móng mèo làm giảm tỷ lệ bạch cầu ở bệnh nhân đang điều trị với một vài loại thuốc điều trị ung thư, giúp cái thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân khi bệnh ung thư đang trong giai đoạn tiến triển.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Hiện vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu trên người nhưng một số nghiên cứu gợi ý cây móng mèo có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên đường tiêu hóa
Cây móng mèo cho thấy khả năng làm sạch đường tiêu hóa, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột ở những người bị rò rỉ ruột, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.
Hỗ trợ điều trị bệnh HIV/ AIDS
Một số nghiên cứu nhỏ trong phòng thí nghiệm gợi ý cây móng mèo có thể kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch.
Liều dùng thông thường là 1 g vỏ rễ dùng 2 – 3 lần mỗi ngày. Một số chuyên gia khuyến cáo nên dùng 20 – 30 mg chiết xuất vỏ rễ cây.
Cây móng mèo có các dạng bào chế như rễ (dạng tươi hay dạng bột), chiết xuất chất lỏng, viên nang và viên nén.
Liều dùng của dược liệu móng mèo là khác nhau đối với từng đối tượng, cầm thao khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
Chưa có báo cáo.
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng cây móng mèo:
Sử dụng cây móng mèo có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, khó tiêu và tiêu chảy.
Có báo cáo về trường hợp bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống sau khi sử dụng cây móng mèo dẫn đến suy thận cấp. Một ca báo cáo khác về trường hợp bệnh nhân mắc Parkinson sử dụng cây móng mèo để uống, khiến cho khả năng vận động bị hạn chế hơn nữa. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ở các đối tượng trên.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sử dụng cây móng mèo làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu và thuốc hạ huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu và hạ huyết áp tư thế.
Cây móng mèo ức chế CYP3A4 , cảm ứng CYP2J2, UGT1A9, UGT1A3, ABCB1 và SLCO1B1 trong một số thử nghiệm.
Không dùng cây móng mèo cho trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Nguồn Tham Khảo:
- Healthline.com: //www.healthline.com/nutrition/cats-claw
- ScienceDirect: //www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/uncaria-tomentosa
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.