Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Một dược: Cây thuốc hành huyết, trục ứ

Một dược: Cây thuốc hành huyết, trục ứ

By Công Đông Y
Một dược: Cây thuốc hành huyết, trục ứ

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Một dược: Cây thuốc hành huyết, trục ứcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Một dược là nhựa tiết ra dưới dạng giọt, sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, sau chuyển thành màu vàng sẫm rồi đỏ nhạt, đỏ sẫm, được dùng để chế cao dán nhọt có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng; hoặc dùng uống chữa đau nhức gân xương và làm thuốc điều kinh…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Một dược (Gôm nhựa)

Tên khác:

Mộc dược; Mạt dược

Tên khoa học: Commiphora Myrrha Engl

Đặc điểm tự nhiên

Cây gỗ mọc thành bụi nhỏ, cao khoảng 3m, phân nhiều nhánh, vỏ thân màu xám nhạt, sần sùi. Cành non mọc thẳng góc ra từ thân chính và có gai nhọn phân nhánh ở đỉnh. Lá kép lông chim với chỉ 3 lá chét, mọc cách. Phiến lá hình bầu dục, đỉnh tròn, màu xanh. Lá chét giữa lớn hơn 2 lá chét bên, 2 lá này cũng thường rụng sớm. Cuống lá ngắn. Hoa nhỏ, đơn tính, mọc ở nách lá. Hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hạch, hình trứng, dài từ 1 – 2cm, khi chín có màu nâu, mang đài tồn tại.

Nhựa của Một dược: Nhựa tiết ra dưới dạng giọt, sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, sau chuyển thành màu vàng sẫm rồi đỏ nhạt, đỏ sẫm.

Nhựa kết thành từng cục hoặc khối, ngoài vỏ đỏ nâu, trong sáng bóng có đốm trắng, khó tán bột, mài với nước trắng như sữa; phơi nắng thì hoá mềm dẻo và thơm, không chảy khi đốt nhưng cháy có mùi thơm nồng.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Theo Đỗ Tất Lợi, loài này chưa được tìm thấy ở Việt Nam mà chỉ nhập chủ yếu từ Trung Quốc và Trung Quốc thì nhập từ các nước ở khu vực phía Tây Phi, vùng Hồng Hải, Somali, Ả Rập.

Thu hái và chế biến

Rạch vào vùng vỏ thân và tiến hành thu lấy phần nhựa chảy ra.

Một dược: Cây thuốc hành huyết, trục ứ
Cây Một dược (Commiphora myrrha (Nees))

Bộ phận sử dụng

Gôm nhựa chảy tự nhiên từ kẽ nứt của cây.

Thành phần hoá học

Một dược có chứa một số hợp chất như linalyl acetat, 3 – epi-lupenyl acetat, lupeol, 3 – epi – α – amyrin, α – amyron và α – eudesmol acetat, commiferin.

Ngoài ra còn có tinh dầu (eugenol m – cresol, cumin aldehyd, pinen, dipenten, limonen, aldehyd cinnamic, heerabolen, acid heerabomyrholic, acid commiphoric, acid commiphorinic, heerabomyrrhol, heeroboresen).

Ngoài ra, nếu đem thủy phân gôm sẽ cho arabinose, galactose, xylose.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Nhựa Một dược có mùi thơm, vị đắng the, tính ấm, giúp giảm đau, tan huyết, tiêu sưng và làm lên da non.

Vì vậy, gôm nhựa này được dùng để chế cao dán nhọt có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng. Khi dùng đường uống, nhựa có tác dụng chữa đau nhức gân xương và làm thuốc điều kinh. Dùng uống trong với liều mỗi lần 0,2 – 1g.

Theo y học hiện đại

Tác dụng trị hen, cảm lạnh

Trong các thử nghiệm lâm sàng dùng liệu pháp khí dung trên mô hình nuôi cấy mô để nghiên cứu về sự tăng khả năng miễn dịch, Một dược đã thể hiện các tác dụng trị hen, cảm lạnh, ung thư biểu mô mũi họng. Ở chuột nhắt trắng béo phì đái tháo đường tuýp 2, cao chiết ether dầu hỏa từ gồm nhựa cây Một dược thể hiện hoạt tính hạ glucose huyết có thể so sánh được với metformin.

Tác dụng trên tế bào ung thư

Cao methanol của nhựa Một dược có hoạt tính chống bám dính tế bào trên dòng tế bào ung thư A549. Một furanosesquiterpenoid phân lập từ nhựa Một dược thể hiện hoạt tính độc tế bào yếu đối với dòng tế bào u vú MCF – 7 trong thử nghiệm nuôi cấy.

Độc tính

Thử nghiệm trên 6 chủng Salmonella typhimurium cho thấy Một dược không có tác dụng gây đột biến mà có hoạt tính kháng vi sinh vật.

Tác dụng chống oxy hóa

Trong nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa, kết quả thử nghiệm với xanh nitro – tetrazolium cho thấy cao chiết Một dược có thể làm giảm sự sản sinh anion superoxyd 45%. Cao chiết cũng làm tăng khả năng sống của tế bào bị phơi nhiễm với hydroperoxyd với tỷ lệ 28%.

mot duoc 4
Gôm nhựa cây Một dược

Liều dùng & cách dùng

Dùng 6 – 12g mỗi ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc trị tổn thương do bị đánh đập, gân xương đau nhức

Một dược, Đương quy, Nhũ hương, Xuyên khung, Xuyên tiêu, Xích thược, tất cả đem tán bột, trộn với sáp ong làm viên (Một Dược Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Bài thuốc dùng cho phụ nữ bế kinh, thống kinh

Một dược 5g, Diên hồ sách 10g, Hương phụ 6g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 8 – 10g, ngày uống 2 – 3 lần với nước hoặc rượu nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc trị đau dạ dày, phụ nữ bế kinh, thống kinh

Một dược, Hồng hoa đều 5g, Diên hồ sách, Đương quy đều 10g, tán bột, mỗi lần uống 6 – 10g, ngày 2 lần với rượu nóng hoặc nước ấm (Một Dược Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau

Nhũ hương, Một dược đều 5g, Xa hương 0,1g, Hùng hoàng 3g. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 lần với nước ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Bài thuốc trị sưng đau do té ngã

Một dược, Nhũ hương đều 5g, Bach truật, Đương quy, Bạch chỉ đều 10g, Nhục quế, Cam thảo đều 3g. Tán bột, mỗi lần uống 6 – 10g, ngày 3 lần với rượu (Nhũ Hương Một Dược Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Bài thuốc trị lipid huyết cao

Một dược, chế thành viên bọc nhựa (Một dược 0,1g), ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 – 3 viên, uống trong 2 tháng đã cho thấy có tác dụng hạ mỡ trong máu.

Bài thuốc trị chấn thương lưng gây đau cấp

Một dược, Nhũ hương đồng lượng, tán bột mịn, dùng 30% rượu chế thuốc thành hồ, đắp vùng đau 1 – 2 lần/ngày thường 3 – 5 ngày là khỏi.

mot duoc 7
Một dược với bài thuốc trị chấn thương lưng

Lưu ý

  • Không dùng cho thai phụ.

  • Không nên dùng bôi chỗ ung nhọt vỡ.

  • Không dùng trong trường hợp mắt đỏ có màng không phải huyết nhiệt nặng.

  • Thận trọng với bệnh nhân bệnh dạ dày (Trung Dược Học).

Nguồn Tham Khảo:

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi, trang 148.
  2. //tracuuduoclieu.vn/mot-duoc.html

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Mía lau: Công dụng và cách dùng

Bài Viết Sau

Mù u: Những tác dụng tuyệt vời của dầu Mù u

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Cà cuống: Dược liệu giúp bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa

Cà cuống: Dược liệu giúp bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa

Hà gian cát căn thang ( Y lược giải âm)

Hà gian cát căn thang ( Y lược giải âm)

Oải Hương: Không chỉ giúp làm đẹp cho không gian sống mà còn giúp điều trị nhiều bệnh

Oải Hương: Không chỉ giúp làm đẹp cho không gian sống mà còn giúp điều trị nhiều bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook