Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Nam việt quất: Loài trái cây giàu chất chống oxi hóa hỗ trợ điều trị bệnh

Nam việt quất: Loài trái cây giàu chất chống oxi hóa hỗ trợ điều trị bệnh

By Công Đông Y
Nam việt quất: Loài trái cây giàu chất chống oxi hóa hỗ trợ điều trị bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Nam việt quất: Loài trái cây giàu chất chống oxi hóa hỗ trợ điều trị bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Nam việt quất là một loại cây bụi thường xanh được trồng ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Nam việt quất là loài thực vật có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường thị lực và được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Việt quất, mạn việt quất, nam việt quất.

Tên khác: Cranberry, Mossberry, Sassamanash, Bounceberry.

Tên khoa học: Vaccinium corymbosum L. thuộc họ Ericaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Dạng cây bụi cao khoảng 30 – 60 cm. Có thể cao đến 3m.

Thân cây có ít nhánh, màu sắc có thể thay đổi từ xanh lá cây đến đỏ đến nâu. Các chồi sinh dưỡng có hình tam giác.

Lá hình elip, có cuống ngắn.

Hoa dạng hình chuông thành từng chùm, có màu sắc hồng nhạt, đỏ, đến trắng, hoặc đôi khi người ta có thể bắt gặp có màu xanh.

Quả mọng, có màu xanh lam khi chín.

Nam việt quất: Loài trái cây giàu chất chống oxi hóa hỗ trợ điều trị bệnh
Thân cây có ít nhánh, màu sắc có thể thay đổi từ xanh lá cây đến đỏ đến nâu

Phân bố, thu hái, chế biến

Chi Vaccinium L. là chi khá lớn được phân bố rộng rãi chủ yếu ở các vùng thuộc khu vực châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Nhiều loài có giá trị kinh tế thương mại với tên gọi tiếng Anh phổ biến được biết đến như “blueberry” có xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ, đặc biệt là vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, Canada, Đại Tây Dương. Ngày nay nay, trái việt quất được phân bố thương mại hóa ở New Zealand, Úc, Nam Mỹ và các quốc gia ở Nam bán cầu.

Bộ phận sử dụng

Quả và lá nam việt quất.

Thành phần hoá học

Lá việt quất chứa các thành phần chủ yếu như alkaloid, axit phenolic, flavonoid, tannin, Iridoids monoterpenic.

Quả việt quất chứa các chất chủ yếu như tannin, flavonoid, anthocyanins, Iridoids, Pectin, các chất phytochemical khác nhau, các polyphenol khác, pectin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Chưa tìm thấy thông tin.

Theo y học hiện đại

Nam việt quất thường được mọi người dùng để giảm các triệu chứng và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs).

Có một số tài liệu nói rằng nước ép từ quả nam việt quất chưa chế biến có chứa thành phần anthocyanidins giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Tuy nhiên, ngày nay chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào xác định rõ hiệu quả của nam việt quất trong việc phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Năm 1966, diễn ra cuộc thử nghiệm lâm sàng không đối chứng đầu tiên nhằm giúp đánh giá nước ép nam việt quất có tác động tích cực trong việc phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đó đã có nhiều cuộc thử nghiệm đánh giá mức độ trong các điều kiện khác nhau như thời gian, liều lượng, tình trạng y tế, dạng chế phẩm chiết xuất viên nang/viên nén hoặc nước trái cây.

Đa phần các bằng chứng chỉ ra rằng nước ép hoặc chế phẩm chiết xuất từ nam việt quất có thể có tác dụng một ít nhưng không hiệu quả rõ rệt trong việc trên phòng ngừa tái phát trên 12 tháng và bổ sung điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nghiên cứu tổng quan của 24 nghiên cứu từ Cochrane năm 2012 trên đối tượng gồm 4473 người tham gia đã đặt một số nghi ngờ về hiệu quả của việc bổ sung điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu UTIs không có ý nghĩa thống kê.

Năm 2017 theo 28 nghiên cứu cho ra phân tích gộp bao gồm các thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện ra giảm tỉ lệ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu đến 33%. Chuẩn hóa các sản phẩm từ quả nam việt quất giúp giải quyết sự khác biệt và làm rõ kết quả. Theo các cuộc nghiên cứu đã cho thấy sự khác nhau về vệ sinh cá nhân của nữ giới và sinh lý đường tiểu giúp làm thay đổi đáp ứng điều trị.

nam việt quất 2
Nước ép việt quất chứa anthocyanidins có tác dụng phòng nhiễm khuẩn tiết niệu

Theo dân gian truyền miệng nước ép nam việt quất tươi có công dụng trong việc giảm sốt và có tác dụng trong việc giảm khối u ở một số loại ung thư nhất định. Tuy nhiên, ngày nay chưa có nghiên cứu khoa học nào xác thực hiệu quả cho những trường hợp này.

Nam việt quất có chứa thành phần polyphenol có tính chống viêm tự nhiên và tăng sức đề kháng miễn dịch cơ thể nhờ vào sự tương tác các hợp chất có hoạt tính sinh học để làm giảm tình trạng hoạt động của các tế bào kích thích phản ứng viêm.

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy, thành phần polyphenol chứa ở nam việt quất giúp thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở chuột một cách tốt hơn và có tác dụng giúp bảo vệ dạ dày ngừa tình trạng viêm loét.

Theo nghiên cứu này trong suốt 8 tuần đã tiến hành cho các con chuột ăn các chế độ ăn có tỉ lệ đường và chất béo cao đồng thời cho sử dụng chiết xuất từ chế phẩm nam việt quất. Kết quả cho thấy sau khoảng 8 tuần, chiết xuất từ nam việt quất không chỉ giúp tăng mức nhạy cảm với insulin và làm giảm tỉ lệ glucose mà còn có tác dụng trong việc làm lượng vi sinh vật có lợi trong dạ dày của chuột tăng lên rõ ràng.

Liều dùng & cách dùng

Bạn có thể dùng nam việt quất ở dạng quả tươi, nước ép hoặc viên nang.

Liều dùng mỗi ngày khoảng từ 9 đến 15 viên nang tương đương khoảng 400 – 500 mg/viên. Ngoài ra mỗi ngày, bạn có thể thay thế bằng việc uống từ 1 đến 2 ly nước ép nam việt quất.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chưa tìm thấy thông tin.

Lưu ý

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng nam việt quất:

  • Hầu hết nước ép từ quả nam việt quất để bù lại vị chát của nó thường chứa nhiều đường. Do đó đối với người mắc bệnh đái tháo đường thì hạn chế không nên sử dụng quá nhiều nước ép nam việt quất.

  • Trái nam việt quất nếu sử dụng quá nhiều có thể làm tăng lượng axit trong nước tiểu, thúc đẩy việc hình thành sỏi. Vì vậy ở đối tượng những bệnh nhân bị sỏi thận do acid uric nên hạn chế dùng nước ép nam việt quất.

  • Lưu ý các chế phẩm từ trái nam việt quất có thể tăng tác dụng của warfarin nếu sử dụng đồng thời.

nam việt quất 3
Lưu ý quả nam việt quất làm tăng lượng axit trong nước tiểu, thúc đẩy sỏi thận ở bệnh nhân nguy cơ

Nguồn Tham Khảo:

  1. Msdmanuals.com: //www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/đối-tượng-đặc-biệt/dinh-dưỡng-bổ-sung/quả-nam-việt-quất
  2. Mskcc.org: //www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/cranberry

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Ngưu bàng (Quả): Dược liệu giúp bổ phổi, tiêu viêm rất hiệu quả

Bài Viết Sau

Ngô thù du (quả): Dược liệu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

HỒNG HOA – Carhamus tinctorius

HỒNG HOA – Carhamus tinctorius

Hạnh nhân đắng: Vị thuốc Đông Y nhiều tác dụng chữa bệnh

Hạnh nhân đắng: Vị thuốc Đông Y nhiều tác dụng chữa bệnh

Hoàng nàn: Vị thuốc độc nhiều công dụng

Hoàng nàn: Vị thuốc độc nhiều công dụng

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook