Tên gọi khác: “Nghệ tây crocus”, oro rosso, vàng đỏ.
Tên tiếng anh: Saffron.
Tên khoa học:Crocus sativus, là một loài thực vật thuộc họ Diên vĩ.
Nghệ tây có nguồn gốc ở Hy Lạp hoặc Tây Nam Á, được trồng lần đầu tiên ở Hy Lạp vào 3.000 năm trước, sau đó lan tới các khu vực khác như Bắc Phi, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Hiện tại, Iran được coi là quốc gia sản xuất nghệ tây với sản lượng chiếm đến 90% toàn thế giới.
Đây là loại cây không có khả năng tự sinh sản. Để trồng được nó, người dân phải cấy ghép thủ công từng củ giống và chăm bón cây liên tục từ khi cấy củ vào đất cho tới khi thu hoạch hoa.
Cây nghệ tây rất kén đất trồng chỉ thích hợp sinh trưởng tại nơi có điều kiện khí hậu khô nóng khắc nghiệt, nền đất khô, ít mưa, nhưng đất vẫn tơi xốp và dưới lòng đất phải có mạch nước ngầm, cung cấp nhiều độ ẩm.
Củ hoa nghệ tây đạt chất lượng tốt là những củ có màu trắng, dáng tròn, căng mọng. Còn những củ có các vết nứt, trầy xước hay bị lủng, thối hoặc khô thì được xem là củ nghệ tây kém chất lượng.
Mỗi cây nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy.
Hiện nay, nghệ tây được trồng phổ biến tại các quốc gia Tây Nam Á (Iran, Ả rập,…), Đông Á (Tây Tạng Trung Quốc), một số vùng ở châu Âu,…
Mỗi bông hoa chỉ tạo ra ba sợi (nhụy) của nghệ tây và chỉ nở trong một tuần mỗi năm. Nghệ tây phải được thu hoạch hoàn toàn bằng tay vào buổi sáng trước khi mặt trời mọc, khi hoa vẫn còn khép lại để bảo vệ các nhụy mỏng manh bên trong. Cần khoảng 50.000 bông hoa để sản xuất chỉ một pound (450g) nghệ tây.
Nghệ tây được thu hoạch từ giữa tháng 10 đến tháng 11, vì hoa nghệ tây chỉ nở duy nhất vào thời điểm giao mùa này trong năm. Sau đó, nhuỵ hoa được cẩn thận tách ra khỏi những cánh hoa ẩm ướt, công việc phải mất hàng giờ với một bàn tay lành nghề và sự kiên nhẫn.
Nhuỵ hoa được phơi khô hoặc sấy khô. Sau khi giảm độ ẩm, nhuỵ hoa trở nên khô, giòn, dễ gãy, màu sắc đậm hơn và có hương vị rất đặc biệt.
Nhuỵ hoa nghệ tây chứa nhiều hoạt chất chống oxy hoá như: Crocin, Crocetin, Picrococin, Safranal. Ngoài ra, nghệ tây còn chứa một số các khoáng chất khác gồm Canxi, Kali, Sắt…
Các tài liệu lịch sử ghi lại, từ thế kỷ thứ 10 TCN, nghệ tây được người dân xứ Ba Tư cổ đại (Derbena, Isfahan và Khorasan) sử dụng như một loại nước thánh trong nghi lễ dâng lên thần linh của họ. Ngoài ra, nhụy hoa nghệ tây được dùng làm thuốc nhuộm vải thành màu vàng rực rỡ, được sử dụng làm nước hoa.
Theo truyền thuyết, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra cũng sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây để gìn giữ sắc đẹp và tăng sự quyến rũ của mình. Bà thường bỏ vào nước tắm để làn da mình luôn trẻ đẹp và giúp bà trở nên quyến rũ hơn trong chuyện chăn gối.
Chất chống oxy hoá
Nghệ tây chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa như crocin, crocetin, safranal và kaempferol có tác dụng chống lại các gốc tự do và stress oxy hóa.
Crocin và crocetin là sắc tố β-carotenoid tạo nên màu đỏ của nghệ tây. Safranal giúp nghệ tây có hương vị và mùi thơm đặc trưng. Những hợp chất này giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ và khả năng học tập của bạn, cũng như bảo vệ các tế bào não của bạn chống lại stress oxy hóa. Chất kaempferol được tìm thấy trong cánh hoa nghệ tây mang lợi ích sức khỏe như kháng viêm, đặc tính chống ung thư và chống trầm cảm.
Giảm triệu chứng trầm cảm
Các nghiên cứu khác cho thấy dùng 30 mg nghệ tây mỗi ngày cũng hiệu quả như các thống chồng trầm cảm gồm Fluoxetine, Imipramine.
Đặc tính chống ung thư
Trong các nghiên cứu, nghệ tây và các hợp chất của nó đã được chứng minh là có thể diệt chọn lọc các tế bào ung thư ruột kết hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng, đồng thời khiến các tế bào bình thường không bị tổn thương.
Tác dụng này cũng hiệu quả cho da, tủy xương, tuyến tiền liệt, phổi, vú, cổ tử cung và một số tế bào ung thư khác. Hơn nữa, crocin – chất chống oxy hóa chính trong nghệ tây – có thể làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với các loại thuốc trị ung thư.
Cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) mô tả các triệu chứng về thể chất, cảm xúc và tâm lý xảy ra trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Các nghiên cứu cho thấy nghệ tây có thể giúp điều trị các triệu chứng này.
Ở phụ nữ 20–45 tuổi, dùng 30 mg nghệ tây mỗi ngày hiệu quả hơn giả dược trong việc điều trị các triệu chứng PMS, chẳng hạn như khó chịu, đau đầu , thèm ăn và đau. Một nghiên cứu khác chỉ cần ngửi nghệ tây trong 20 phút đã giúp giảm các triệu chứng như lo lắng và giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol.
Tăng ham muốn tình dục
Nhụy hoa nghệ tây cũng có thể làm tăng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. Dùng 30 mg nghệ tây mỗi ngày trong 4 tuần đã cải thiện đáng kể chức năng cương dương ở nam giới bị rối loạn cương dương liên quan đến thuốc chống trầm cảm.
Hỗ trợ giảm cân
Theo nghiên cứu, nghệ tây có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân bằng cách kiềm chế sự thèm ăn của bạn. Phụ nữ dùng chất bổ sung nghệ tây cảm thấy no hơn đáng kể, ít ăn vặt hơn và giảm cân nhiều hơn.
Cải thiện thị lực
Nhuỵ hoa nghệ tây giúp làm giảm các vấn đề như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng, viêm võng mạc, cải thiện và giảm tỷ lệ mắc các bệnh về thị lực.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhụy hoa nghệ tây giàu các chất chống oxy hoá riboflavin, vitamin, có lợi cho tim mạch. Những hợp chất này có tác dụng duy trì cơ tim, động mạch hoạt động khỏe mạnh và điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong máu và hạ huyết áp.
Không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây quá 1,5 gam mỗi ngày.
Cách dùng nhuỵ hoa nghệ tây để hãm trà:
Chuẩn bị khoảng vài nhuỵ hoa (5 – 7 sợi).
Dùng 250ml nước sôi, hãm trà trong vòng 10 phút.
Uống trà khi còn nóng sẽ ngon hơn và phát huy công dụng tốt hơn. Mỗi ngày uống 1 ly trà nhuỵ hoa nóng sẽ giúp bạn cải thiện được giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
Chưa có thông tin.
Không nên sử dụng quá nhiều nhuỵ hoa nghệ tây trong một thời gian dài vì dễ gây ra một số tác dụng phụ như:
Gây ngứa khắp cơ thể.
Tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn.
Dùng trong thời gian dài dễ bị vàng da.
Tê bàn tay và bàn chân.
Các đối tượng sau đây cần lưu ý không nên sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây:
3 tháng đầu thai kỳ.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Người dễ bị dị ứng.
Nguồn Tham Khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 781, 782, 783.
- “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004
- //www.healthline.com/nutrition/saffron#TOC_TITLE_HDR_3
- //www.britannica.com/topic/saffron
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.