Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cây Ngũ gia bì hương: Loại dược liệu của xương khớp

Cây Ngũ gia bì hương: Loại dược liệu của xương khớp

By Công Đông Y
Cây Ngũ gia bì hương: Loại dược liệu của xương khớp

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Ngũ gia bì hương: Loại dược liệu của xương khớpcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Ngũ gia bì hương là một cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc và đây là loài cây thuốc quý hiếm tại Việt Nam nằm trong sách đỏ.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Ngũ gia bì hương hay Tế trụ ngũ gia bì, có tên khoa học Acanthopanax gracilistylus W.W. Smith. Đây là một loài thực vật trong họ Araliaceae (Nhân sâm).

Đặc điểm tự nhiên

Cây bụi, độ cao vài mét, mọc dựa. Vỏ thân và vỏ cành màu xám nhạt và có gai thưa.

Lá kép chân vịt, tụ tập từng 2-3 cái hoặc mọc so le, gồm 5 lá chét hình thuôn hoặc trứng đảo, độ dài 2 – 6 cm, chiều rộng 1 – 3 cm, lá chét ở giữa to, những lá chét ở bên nhỏ dần về phía cuống, mép có răng cưa và lông cóng, hai mặt nhẵn, sẫm bóng ở mặt trên; cuống lá có độ dài 2 – 6 cm và nhẵn.

Cụm hoa thường mọc đơn độc ở kẽ lá tạo thành tán, cuống tán dài 2 – 3,5 cm, hoa nhỏ màu vàng lục.

Quả hình cầu dẹt, khi chín có màu đen và chứa 2 hạt. Toàn cây có tinh dầu rất thơm.

Mùa hoa vào tháng 9 – 10, mùa quả vào tháng 11 – 2.

Cây Ngũ gia bì hương: Loại dược liệu của xương khớp
Dược liệu Ngũ gia bì hương

Phân bố, thu hái, chế biến

Ngũ gia bì hương được phát hiện lần đầu tiên tại Phó Bảng, tỉnh Hà Giang năm 1969 do các nhà thực vật học Việt Nam và Liên Xô (trong đó có Viện Dược liệu). Đến năm 1973, thêm một số điểm phân bố mới được phát hiện ở huyện Đồng Văn và Mèo Vạc – Hà Giang (Nguyễn Tập, Lưu Minh Xư, Bùi Xuân Chương, 1973).

Kết quả của các đợt điều tra (1998 – 2000) của Viện Dược liệu đã xác định 2 điểm phân bố cũ ở khu vực Đồng Văn – Hà Giang đã bị mất, nhưng lại bổ sung 2 điểm mới là: Bắc Hà (thuộc Lào Cai) và Sapa và một điểm nữa ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ – Hà Giang. Như vậy, xét về nguồn gốc, cây Ngũ gia bì hương ở Việt Nam có thể do người dân ở vùng biên giới lấy từ Trung Quốc sang.

Hiện nay, ở Mèo Vạc (Hà Giang) và Đồng Văn, đã quan sát thấy cây trong trạng thái hoang dại hoá, mọc gần nơi ở và bờ mương rẫy. Các điểm phân bố mới phát hiện đều do được trồng ở bờ rào vườn. Trên thế giới, Ngũ gia bì hương chỉ có ở Trung Quốc.

Ngũ gia bì hương là loại cây thuốc hiếm và quý ở Việt Nam, đã được đưa vào Sách Đỏ quốc gia từ năm 1996. Hiện nay, Viện Dược liệu nghiên cứu bảo tồn và phát triển trồng cây này.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Ngũ gia bì hương là vỏ rễ, vỏ thân.

Vỏ rễ và vỏ thân là 2 bộ phận sử dụng của ngũ gia bì hương
Vỏ rễ và vỏ thân là 2 bộ phận sử dụng của Ngũ gia bì hương

Thành phần hoá học

Loại ngũ gia bì của Trung Quốc hái ở cây nam ngũ gia bì hay thích ngũ gia bì, hoặc xuyên gia bì Acanthopanax gracilistylus W.W. Smith, cùng họ, có chứa một chất thơm là 4 methoxy salicylandehyde và một số acid hữu cơ.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Ngũ gia bì hương có vị đắng, cay, tính ôn, quy vào 2 kinh là can, thận, có tác dụng khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.

Theo y học hiện đại

Trong vỏ rễ Ngũ gia bì hương, chất eleutheroside B1 có tác dụng tăng trọng lượng tuyến tiền liệt và túi tinh ở chuột nhắt trắng còn non, đồng thời phòng ngừa được sự thu teo của tuyến tiền liệt và túi tinh ở những chuột đã thiến tinh hoàn. Chất sesamin có tác dụng ức chế virus cúm, trực khuẩn lao, trên lâm sàng có tác dụng điều trị viêm phế quản.

Ngũ gia bì hương
Cây Ngũ gia bì hương

Liều dùng & cách dùng

Trong y học cổ truyền, Ngũ gia bì hương được dùng chữa phong hàn thấp tý, thể lực yếu, đau lưng, dương úy, cước khí thủy thũng, trẻ em chậm biết đi.

Liều dùng: 3 – 9 g sắc nước uống hoặc dưới dạng hoàn tán, rượu thuốc. Thường dùng phối hợp với các loại thuốc khác.

Bài thuốc kinh nghiệm

Điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, chậm biết đi

Ngũ gia bì hương, ngưu tất, mộc qua (với lượng bằng nhau) sắc nước hoặc làm bột uống.

Điều trị đau các khớp tứ chi

Ngũ gia bì hương, uy linh tiên, độc hoạt, tang chi, kê huyết đằng. Mỗi vị 10 g, sắc nước uống.

Điều trị thấp khớp

Ngũ gia bì hương 15 g; tần cửu, thương truật, hy kiểm thảo, mỗi vị 10 g; lão quán thảo 12 g. sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Rượu ngũ gia bì (Trung Quốc)

Ngũ gia hương 50g, đương quy 13g, thanh phong đằng 13g, xuyên khung 13g, mộc qua 13g, uy linh tiên 13g, hải phong đằng 13g, bạch chỉ 19g, hồng hoa 25g, ngưu tất 25g, bạch truật (sao) 19g, cúc hoa 25g, khương hoàng 75g, đảng sâm 75g, độc hoạt 6g, xuyên ô (chế) 6g, thảo ô (chế) 6g, đậu khấu (bỏ vỏ) 9g, ngọc trúc 200g, đàn hương 13g, nhục đậu khấu 9g, đinh hương 6g, mộc hương 6g, sa nhân 6g, trần bì 50g, nhục quế 6g.

Ngâm chiết với 20 lít rượu trắng, thêm đường cho dễ uống. Mỗi lần uống 15 – 30 ml, ngày 2 lần.

Lưu ý

Ngũ gia bì hương là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Ngũ gia bì hương có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm.

Nguồn Tham Khảo:

Tra cứu dược liệu Ngũ gia bì hương: //tracuuduoclieu.vn/ngu-gia-bi-huong.html

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Ngô thù du (quả): Dược liệu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa

Bài Viết Sau

Núc nác (Vỏ thân): Vị thuốc công hiệu chữa trị nhiều bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Đạm đậu xị: Vị thuốc có nguồn gốc từ đậu đen

Đạm đậu xị: Vị thuốc có nguồn gốc từ đậu đen

Dưa leo: Loài rau ăn quả có tác dụng chữa bệnh

Dưa leo: Loài rau ăn quả có tác dụng chữa bệnh

Cây Cải cúc: Loại rau có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Cải cúc: Loại rau có nhiều tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook