Tên tiếng Việt: Ngũ trảo.
Tên khác: Ngũ chảo; Chân chim; Mẫu kinh; Hoàng kinh; Ngũ trảo phong; Ô liên mẫu; Ngũ trảo răng cưa.
Tên khoa học:Folium Viticis negundo Verbenaceae.
Cây ngũ trảo ưa ẩm, dạng cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ 3 đến 5m; cây thường mọc ở những vị trí đất ẩm. Do đặc điểm ưa ẩm, ưa sáng nên cây phát triển sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và hè thời điểm ra hoa là lúc cây được hấp thụ ánh sáng nhiều. Cây Ngũ trảo có thân nhẵn hoặc có thể có ít lông, cành cây lúc còn non có hình vuông; thân cây hình xám nâu hoặc xám.
Lá Ngũ trảo có hình dạng rất đặc biệt, lá mọc đối dạng chân chim khi nhìn vào lá rất giống như 5 móng chim nên dựa vào đặc điểm này người ta gọi cây với tên là Ngũ trảo. Lá Ngũ trảo dài khoảng tầm 5 đến 8cm, mặt trên của lá không có lông, nhẵn; mặt dưới của lá có lông mịn có màu bạc hơn so với mặt trên. Lá ngũ trảo có đầu nhọn, phía mép đầu lá có răng cưa.
Hoa Ngũ trảo có màu trắng đến tím nhạt, hoa có kích thước nhỏ mọc ở đầu cành.
Quả Ngũ trảo dạng bế tư, bên trong quả sau khi chính sẽ thấy có 4 hạt, Ngũ trảo có quả dạng quả mọng nước, lúc sống còn xanh khi chính từ xanh chuyển sang màu đen hoặc vàng đen.
Ngũ trảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày nay được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, Ngũ trảo có thể được trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc, tuy nhiên Ngũ trảo phần lớn được tìm thấy mọc hoang tại một số tỉnh như Tiền Giang, Kiên Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn…
Cây sinh trưởng tốt vào mùa xuân hè, hoa bắt đầu xuất hiện khoảng vào tháng 11, sau khi hoa nở là mùa quả từ tháng 5 đến tháng 7 năm sau. Ngũ trảo sau khi thu hoặc được đem đi sấy hoặc phơi khô để bảo quản.
Lá và rễ của Ngũ trảo được thu hoạch quanh năm.
Bộ phận sử dụng được là toàn cây trên mặt đất. sau khi thu hoạch về rửa sạch, có thể dùng dưới dạng tươi hoặc đem đi sấy phơi khô để bảo quản sử dụng dần dần.
Tùy bộ phận sử dụng còn có tên gọi khác nhau nếu như quả của Ngũ trảo được sử dụng là dược liệu người ta sẽ gọi với tên là Hoàng kinh tử.
Tùy vào bộ phận sử dụng mà Ngũ trảo có thành phần hóa học khác nhau:
Theo y học cổ truyền vị thuốc từ Ngũ trảo có tính hàn, vị chua đắng.
Vì những đặc tính như trên Ngũ trảo được sử dụng để điều trị sốt, có khả năng lợi tiểu, giải độc cho cơ thể; giảm đau, giảm sưng, long đờm, tiêu thũng cũng là một trong những tác dụng của Ngũ trảo.
Chủ trị:
Tác dụng giảm sưng viêm nên Ngũ trảo được sử dụng cho những người đang bị sưng tuyến vú.
Đối với người cao tuổi trị đau nhức xương khớp, tay chân tê thấp, đau đầu.
Hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu, có máu lẫn trong nước tiểu.
Điều trị các bệnh đường hô hấp: Viêm phế quản mạn tính, hen, ho cảm, viêm amidan.
Giảm đau, chống viêm
Theo các nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, chiết xuất lấy từ lá cây Ngũ trảo có tính chất tiêu viêm, giảm đau, chống oxy hóa.
Hoạt tính kháng nấm
Hai loại nấm Trichophyton mentagrophytes và nấm Trichophyton mentagrophytes được chứng minh bị chiết xuất dạng ethanolic của lá Ngũ trảo làm giảm sự sinh trưởng.
Cách dùng: Tùy thuộc vào từng bệnh lý, Ngũ trảo có thể được sử dụng bôi thoa bên ngoài, xông hơi hoặc dùng sắc với nước để uống hoặc nấu với nước để ngâm những vị trí bị bệnh.
Liều dùng: Liều dùng khác nhau tùy vào bệnh và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng để uống thì liều không quá 30g mỗi ngày.
Trị các bệnh liên quan đến cảm, sổ mũi, sốt, nhức đầu
Để điều trị các bệnh liên quan đến cảm, Ngũ trảo được dùng dưới dạng xông. Chuẩn bị các nguyên liệu: Lá ngũ trảo 100g, lá Chanh, sả, Ngải cứu mỗi loại 20g; lá Bưởi, lá cam mỗi loại 40g. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu tiến hành cho vào nồi nước khoảng 5 – 6l để nấu xông sẽ giúp giảm các triệu chứng liên quan đến sổ mũi, sốt, nhức đầu, cảm.
Giảm đau, chống viêm
Trong dân gian, theo kinh nghiệm sử dụng người ta dùng để điều trị các bệnh sau:
Đắp rễ đã giã nát vào vùng vú bị sưng viêm sẽ giảm nhanh chóng triệu chứng sưng vú.
Chữa chứng tê thấp: Liều dùng 20g sao vàng từ rễ và thân, đem sắc uống.
Sưng đau khớp do thấp khớp: Kết hợp lá Ngũ trảo, lá Cà độc dược giã nát được bọc trong lá chuối non hơ nóng sau đó đắp vào vị trí bị đau do thấp khớp.
Vết thương sưng tấy: Lá sau khi rửa sạch được giã nhỏ rồi đắp lên vị trí sưng.
Viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu: Giã lá Ngũ trảo với gừng và rượu để uống.
Ngũ trảo là dược liệu được dùng phổ biến, tuy nhiên không nên sử dụng dược liệu này cho những người sau:
Người có cơ thể suy nhược.
Cơ địa dị ứng với bất kỳ một thành phần nào trong Ngũ trảo.
Ngoài ra, Ngũ trảo thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến sưng viêm, nhưng có một số tác dụng phụ có thể gây nên dị ứng hoặc mẩn ngứa.
Nguồn Tham Khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.
- Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/cay-ngu-trao.html.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.