Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Nhàu (Rễ): Dược liệu giúp điều trị tăng huyết áp

Nhàu (Rễ): Dược liệu giúp điều trị tăng huyết áp

By Công Đông Y
Nhàu (Rễ): Dược liệu giúp điều trị tăng huyết áp

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Nhàu (Rễ): Dược liệu giúp điều trị tăng huyết ápcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Trong dân gian, cây nhàu được dùng làm thuốc với các tác dụng chữa bệnh như: Mất ngủ, đau lưng, hạ huyết áp, loét dạ dày, viêm khớp, giảm đau xương khớp, chống oxy hóa,…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Nhàu, Nhàu lớn, Cây ngao, Nhàu rừng, Nhàu núi, Noni fruit.

Tên khoa học: Morinda citrifolia L. thuộc Họ Cà phê – Rubiaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Cây nhàu là cây nhỡ hay cây gỗ, thân hoàn toàn nhẵn, cao khoảng từ 6 đến 8m. Cây có nhiều cành to, thường mọc hoang dọc bờ sông, suối hay những nơi ẩm thấp. Lá cây có hình bầu dục rộng hoặc bầu dục thuôn (ít khi). Phần chóp lá có mũi nhọn ngắn, tù hoặc nhọn và có góc ở gốc lá. Chiều dài lá từ 12 – 30 cm, chiều rộng từ 6 – 15 cm. Bề mặt lá bóng loáng và có dạng màng, đơn giản, màu xanh đậm và có gân sâu.

Cây ra hoa và kết trái gần như quanh năm. Hoa nhàu màu trắng, mọc hợp thành đầu, có đường kính từ 2 – 4 cm.

Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, bóng, có màu vàng lục nhạt, dính vào nhau, chính giữa có một nhân cứng, nhân dài chừng 6 – 7mm, ngang chừng 4 – 5mm, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hình dạng quả như quả trứng, xù xì, khi non có màu xanh nhạt, và chuyển thành màu trắng hoặc hồng khi chín, có mùi cay nồng khi chín, kích thước dài từ 5 – 6cm. Hạt có phôi nhũ cứng.

Nhàu (Rễ): Dược liệu giúp điều trị tăng huyết áp
Quả nhàu có màu vàng lục nhạt, khi chín có mùi cay nồng

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc rải rác trong rừng thường xanh, nơi gần mép nước hoặc trên các bờ cát hoặc đá trống. Cây chịu được mặn, điều kiện khô hạn và đất thứ sinh. Ở Việt Nam, cây nhàu khá phổ biến, thường thấy nhiều ở miền Nam và miền Bắc nước ta, hoặc các vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Mianma, các nước nhiệt đới châu Á và Australia.

Cây nhàu được thu hái quanh năm, trong đó rễ nhàu thường được sử dụng nhiều nhất. Sau khi thu hoạch, rễ nhàu được phơi hay sấy khô, các bộ phận khác dùng tươi.

dược liệu nhàu
Nhàu được thu hái quanh năm

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của nhàu gồm: Rễ, quả, lá và vỏ cây.

rễ nhàu làm thuốc
Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, bóng

Thành phần hoá học

Rễ nhàu chứa glucosid anthraquinon gọi là morindin C28H30O15, có tinh thể hình kim màu vàng, tan trong nước sôi, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ete, tan trong các chất kiềm để cho màu vàng cam. Bên cạnh đó, còn có một hỗn hợp gồm nhiều chất anthraglucozit như: Damnacantal hay 1-metoxy-2-focmyl-3-oxyyanthraquinon, chất 1-metoxyrubiazin hay 1-metoxy-2-metyl-3-oxyanthraquinin, chất alizarin, chất morindon hay 1-5-6-trioxy-2-metylanthraquinon và chất 1-oxy-2-3-dimetoxyanthraquinon. Lá nhàu cũng chứa chất morindin.

Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, cây nhàu có các tác dụng sau:

  • Rễ nhàu có vị chát, tính bình, vào kinh thận và đại tràng. Rễ có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, hạ huyết áp và làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm.

  • Lá nhàu có tác dụng điều kinh, tăng lực và làm dịu, hạ sốt.

  • Quả nhàu có tính lợi tiểu và nhuận tràng.

Theo y học hiện đại

Qua các nghiên cứu trên động vật, rễ nhàu có các tác dụng sau: Hạ huyết áp, làm êm dịu thần kinh trên hệ thần kinh giao cảm, nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Bên cạnh đó, rễ nhàu có độ độc không đáng kể và không gây nghiện. Rễ nhàu sau khi được thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu có thể dùng chữa đau lưng, nhức mỏi tay chân. Tác dụng được biết đến nhiều nhất của rễ nhàu là chữa tăng huyết áp, hay bệnh sài uốn ván. Ngoài tác dụng làm thuốc chữa bệnh, rễ nhàu còn được dùng để nhuộm đỏ vải, lụa.

Lá nhàu giã nát để đắp ngoài, làm lành vết thương, vết loét, chóng lên da non. Dịch lá cũng có tác dụng chữa đau nhức do bệnh viêm khớp. Lá nhàu còn dùng làm rau nấu canh lươn để ăn cho bổ hoặc sắc uống dùng chữa cảm sốt, chữa lỵ và tiêu chảy.

Quả nhàu có rất nhiều tác dụng như sau:

  • Nước vỏ quả nấu dùng bồi bổ cho phụ nữ sau sinh.

  • Quả nướng chín có thể chữa ho hen, cảm, chữa lỵ, dùng tốt cho người bệnh tiểu đường và phù thũng.

  • Dùng chung với muối, giúp dễ tiêu hóa.

  • Ngoài ra, quả còn dùng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới.

tác dụng chữa bệnh của quả nhàu
Quả nhàu có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.

Liều dùng & cách dùng

Rễ nhàu được dùng chữa cao huyết áp. Liều dùng 30 – 40g rễ nhàu, sắc và uống hằng ngày thay nước chè. Duy trì sử dụng 15 ngày sẽ thấy huyết áp có cải thiện. Có thể bớt liều dần sau đó nhưng phải uống duy trì khoảng 2 – 3 tháng để huyết áp ổn định.

Đối với những người hay nhức đầu chóng mặt, dùng 8 – 10g lá nhàu sắc với 500ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng: Dùng 300g quả nhàu non thái mỏng sao khô ngâm trong 2 lít rượu. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 – 40ml.

Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Dùng 3 – 6 lá nhàu tươi nấu với 500ml nước đến khi sắc lại còn 200ml. Mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục 2 – 5 ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa huyết áp cao: Liều dùng hàng ngày 30-40g rễ, sắc và uống thay nước chè trong ngày. Sau chừng 15 hôm sẽ thấy kết quả, uống liên tục vài tháng thì huyết áp ổn định. Có thể nấu thành cao hoặc thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống.

Trị đau lưng, nhức mỏi chân tay: Thái rễ nhàu hay quả nhàu non thành từng miếng hoặc lát, ngâm rượu. Mỗi ngày dùng một chén nhỏ để cải thiện triệu chứng.

Lưu ý

Chưa có thông tin.

Nguồn Tham Khảo:

Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).

  3. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/nhau.html

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Nàng nàng: Cây thuốc Đông y giúp hành huyết, trục ứ

Bài Viết Sau

Nắp ấm: Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, bắt côn trùng

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Ý DĨ – Coix lachryma jobi

Ý DĨ – Coix lachryma jobi

Khung quy thược dược thang (Chứng trị chuẩn thằng)

Khung quy thược dược thang (Chứng trị chuẩn thằng)

BA CHẼ – Desmodium triangulare

BA CHẼ – Desmodium triangulare

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook