Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Niễng (Củ): Từ món ăn đặc sản đến vị thuốc quý Đông y

Niễng (Củ): Từ món ăn đặc sản đến vị thuốc quý Đông y

By Công Đông Y
Niễng (Củ): Từ món ăn đặc sản đến vị thuốc quý Đông y

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Niễng (Củ): Từ món ăn đặc sản đến vị thuốc quý Đông ycung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cây Niễng được biết đến là một cây rau chế biến nhiều món ăn quen thuộc đồng thời cũng là một cây thuốc quý. Nó cũng là loài duy nhất thuộc chi này có khu vực sinh sống bản địa là châu Á, trong khi các loài còn lại là bản địa Bắc Mỹ. Niễng (củ) có tác dụng chữa trị tê thấp, làm nóng, giảm đau, kích thích tiêu hóa.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Niềng niễng, Niễng, Cây lúa miêu, Giao bạch, Cao duẩn, Giao hồ.

Tên khoa học:Zizania caducifolia (Turcz ex Trin.) Haud-Mazz., thuộc Họ Lúa – Poaceae.

Tên khác:Zizania latifolia (Griseb.) Turcz. ex Stapf.

Đặc điểm tự nhiên

Cây niễng là loài cây thảo sống lâu năm. Môi trường sống của cây thường mọc chìm ngập trong nước hay chỗ nhiều bùn. Cây có thân rễ phát triển mạnh, thân đứng thẳng, có thể cao tới 1 đến 2 m, phần thân dưới gốc xốp và to.

Lá niễng hình dải, phẳng, thuôn, chiều dài khoảng 30 đến 70 cm, chiều rộng khoảng 2 đến 3 cm. Cả hai mặt lá đều ráp và đều dày ở hai bên mép. Bẹ lá nhẵn, có nhiều khía rãnh; lưỡi bẹ lá có hình bầu dục. Đến mùa, cây niễng sẽ đâm nhiều chồi ở nách các lá.

Cây niễng có hoa hình chùy hẹp, mọc thành cụm hoa, dài khoảng 20 – 50 cm. Cuống chung của hoa phân nhánh nhiều và rất khỏe. Cụm hoa thường mang bông nhỏ đực nằm ở trên, bông nhỏ cái nằm ở dưới. Hoa đực có 6 nhị với các chỉ nhị ngắn. Hoa cái có bầu với đầu nhuỵ dài.

Phân bố, thu hái, chế biến

Niễng là loài loài duy nhất thuộc chi Zizania trong họ Lúa (Poaceae) này có khu vực sinh sống bản địa là châu Á, trong khi các loài còn lại là bản địa Bắc Mỹ. Cây được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Á châu. Ở nước ta, cây được trồng ở bờ sông, ruộng, bờ ao, ven hồ, ao cạn nước còn bùn nhão hoặc ruộng nước, thường phân bổ ở các tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Lâm Đồng. Đặc biệt, ở nước ta củ niễng phổ biến nhất ở Nam Định, nên còn có tên gọi khác là củ niễng Nam Định.

Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 là thời điểm thuận lợi để trồng niễng bằng phần mềm tách ở gốc ra. Một số nơi có thể trồng vào tháng 11 – 12 sau khi đã phơi nắng cây một thời gian. Lưu ý nên trồng cây niễng vào nơi có bùn nhão, khoảng cách giữa các cây khoảng từ 50 – 60 cm, theo hàng hoặc không. Cây niễng cần được chăm sóc kỹ lưỡng để giữ đủ nước và ngăn cỏ dại phát triển.

Củ niễng thường được dùng tươi, không cần chế biến sơ chế.

Niễng (Củ): Từ món ăn đặc sản đến vị thuốc quý Đông y
Niễng được trồng ở bờ ruộng hoặc nơi có bùn nhão

Bộ phận sử dụng

Củ niễng có thân to, mềm, phồng, xốp, hình chùy dài, đường kính 2,5 – 3 cm, chiều dài khoảng từ 5 – 8 cm. Khi già, trên thân củ niễng có đầy bào tử của loài nấm than – Ustilago esculenta P. Hen ký sinh trên thân cây, tạo những vết màu đen. Khi còn non, thân củ niễng có những chỗ màu xanh lục của các sợi nấm trên phần mô màu trắng. Chính loại nấm than này đã làm cho thân cây phồng lên, tạo thành phần phình của thân cây Niễng – Caulis Zizaniae, thường có tên là Giao cô hay Giao bạch. Bộ phận bị nấm ký sinh này được sử dụng để làm thức ăn và dược liệu. Cây niễng cho vị thuốc là giao bạch tử (Fructus Zizaniae) là hạt niễng phơi hay sấy khô.

dược liệu củ niễng
Củ niễng do nấm than gây ra

Thành phần hoá học

Củ niễng có protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm và một số muối khoáng: Canxi, sắt, photpho, kali, natri, đồng, magne, kẽm, selen; các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, carotene, folacin, pantothenic acid, niacin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, củ niễng có vị ngọt, béo, mùi thơm, tính lạnh, không độc. Do có các tính vị trên nên củ niễng có tác dụng giải phiền khát, giải say rượu, lợi tiểu. Hạt niễng có vị ngọt, tính hàn, thường dùng chữa táo bón, kiết lỵ ở trẻ em, và dùng cho các trường hợp ruột nóng, chữa khát, tiêu phiền, các bệnh dạ dày.

Theo y học hiện đại

Với cả thân lẫn hạt đều ăn được nên nó được sử dụng như một loại cây lương thực – thực phẩm. Củ niễng có mùi vị dễ chịu và mềm nên người dân thường dùng củ niễng ăn sống, xào với rươi, luộc hoặc nấu chín. Nó trở nên giòn khi được chế biến thành món xào. Lợi ích của việc dùng củ niễng là cải thiện được bệnh về tim hoặc các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Ngoài ra, củ niễng còn có tác dụng:

  • .Phòng bệnh tăng huyết áp.

  • Ngăn chặn xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu.

  • Cải thiện bệnh xơ cứng gan, urê máu cao.

  • Cải thiện triệu chứng tê thấp.

Liều dùng & cách dùng

Người ta thường dùng củ niễng thái nhỏ ăn sống, xào với rươi, luộc ăn hoặc sắc thành thuốc uống với liều dùng không cố định.

củ niễng trị bệnh
Củ niễng có thể ăn sống, xào hoặc luộc ăn

Bài thuốc kinh nghiệm

Chưa có thông tin.

Lưu ý

Chống chỉ định với người bị sỏi đường tiết niệu, đau bụng tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, người dương suy hoạt tinh.

Tuy củ niễng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý tránh sử dụng chung củ niễng cùng với mật ong.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
  3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 2).
  4. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/zizania-caduciflora-turz-ex-trin-hand-mazz.html
  5. Wikipedia.org: //vi.wikipedia.org/wiki/Ni%E1%BB%85ng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Nha đảm tử: Dược liệu trị lỵ amip, sốt rét, chống ung thư

Bài Viết Sau

Nga truật (Thân rễ): Vị thuốc dân gian tốt cho phụ nữ

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Ngó sen: Vị thuốc có tác dụng cầm máu, tráng dương, an thần

Ngó sen: Vị thuốc có tác dụng cầm máu, tráng dương, an thần

Dây đau xương (Thân): Vị thuốc có tác dụng bổ gân cốt, trừ phong thấp

Dây đau xương (Thân): Vị thuốc có tác dụng bổ gân cốt, trừ phong thấp

HƯƠNG NHU – Ocimum gratissmum Linn

HƯƠNG NHU – Ocimum gratissmum Linn

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook