Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Nổ gai: Vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Đông y

Nổ gai: Vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Đông y

By Công Đông Y
Nổ gai: Vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Đông y

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Nổ gai: Vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Đông ycung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cây nổ gai là cây thuốc thường được dùng trong phạm vi nhân dân. Cây nổ ra hoa quả rất nhiều hàng năm. Quả nổ gai lúc chín có thể ăn được và phát tán xa nhờ dòng nước. Cành lá có tác dụng diệt trùng, rút mủ, trị mụn bọc trắng, mủ vàng.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Mác tẻn (Tày), Co cáng pa (Thái), Cây đinh vàng, Cây bỏng nổ, Nổ.

Tên nước ngoài: Northern sotho (Anh).

Tên khoa học: Flueggea virosa (Roxb. Ex Willd.) Voigt thuộc Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Tên đồng nghĩa:Securinega virosa (Roxb. Ex Willd.) Pax et. Hoffm.; Fluggea microcarpa Blume.

Đặc điểm tự nhiên

Nổ gai là cây nhỏ dạng bụi, cao từ 2 đến 3 m, thân nhẵn. Cành cây có cạnh hoặc hơi đẹt, khúc khuỷu, lúc già nhẵn, màu nâu sẫm.

Lá mỏng, nguyên, mọc so le, có hình dạng và kích thước thay đổi, nhưng thường có hình bầu dục, đầu trên thuôn và đầu dưới tù hơi nhọn. Lá có cuống ngắn dài từ 4 – 5 cm, chiều dài là từ 3 – 4 cm, chiều rộng từ 1 – 2 cm. Lá kèm hình tam giác.

Hoa nhỏ, đơn tính, khác gốc, mọc ở kẽ lá. Nhiều hoa đực mọc lại thành cụm hoa ở nách hoặc kẽ lá, đài hoa có 5 răng hơi lõm ở đầu, có 5 nhị rời nhau. Nhụy hoa lép, uốn cong ở đỉnh. Hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp thành cụm hoa từ 2 – 3 cái, đài giống hoa đực, bầu có 3 ô, hình trứng.

Quả nang, hình cầu, có màu trắng. Hạt màu đỏ nâu, bóng, có hình 3 cạnh.

Mùa ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8. Mùa có quả từ tháng 9 đến tháng 11.

Nổ gai: Vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Đông y
Cây nổ gai có quả nang, hình cầu, màu trắng

Phân bố, thu hái, chế biến

Trên thế giới, cây nổ gai được ghi nhận phân bố từ châu Á, bao gồm vùng Đông – Nam của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, đảo Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Australia, Pôlynêdi đến Châu Phi. Tại nước ta, cây mọc hoang dại khắp nơi và khá phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng ở phía bắc. Cây được trồng làm cảnh do quả có màu trắng nhạt rất đẹp khi nở rộ.

Cây nổ gai là loài cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, thường mọc dọc suối hay ven rừng ẩm, rừng thưa, nơi dãi nắng, bờ nương rẫy hay bờ ruộng nhưng gần nguồn nước. Độ cao phân bố thường dưới 600 m ở các tỉnh phía bắc và độ cao dưới 1.000 m ở các tỉnh phía nam.

Bộ phận sử dụng

Cành lá được thu hái quanh năm, phơi khô. Rễ và vỏ thân thu hoạch vào mùa thu, mang về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Cây nổ gai chứa nhiều alcaloid. Rễ và vỏ rễ chứa alcaloid với hàm lượng 0,6 – 1% gồm flueggeine, virosin, norsccurinin, dihydronorsccurinin. Rễ còn có norbergenin và securinin.

Vỏ thân cây có tanin và saponin. Viro securinin và viroallosecurinin là 2 chất có tác dụng độc với tế bào. Các nối đôi α β γ δ của lacton chưa no ở các vòng B, C, D là cấu trúc cần thiết để cho tác dụng độc tế bào có ý nghĩa.

Các phần khác nhau của cây có tính làm sủi bọt.

dược liệu cây nổ gai
Cây nổ gai chứa nhiều alcaloid

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, lá và toàn cây nổ có vị đắng, hơi chát, tính mát, ít độc. Cành lá có tác dụng thu liễm, thanh nhiệt, khư phong, trừ thấp, giải độc, chỉ huyết, giảm ngứa, giảm đau. Rễ thanh nhiệt, có tác dụng chỉ thống, sát trùng. Vỏ cây chát, có độc, cũng có tác dụng thu liễm.

Theo y học hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn

Dịch chiết toàn phần của lá cây nổ có tác dụng kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus. Cành lá cây nổ được dùng chữa viêm da dị ứng, diệt trùng, mụn nhọt, trị mủ vàng, mụn bọc trắng, vết thương. Hoặc dùng để rút các đồ sắt sét gỉ còn lưu lại trong vết thương.

Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cùng với lá thuốc lá giã thành bột đắp trị sâu ở vết loét.

Các tác dụng khác

Ngoài ra, cây nổ gai còn có các tác dụng sau:

  • Rễ cây nổ chữa sốt nóng, sốt rét, chóng mặt, tay run.

  • Vỏ thân, vỏ rễ được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá.

  • Cành lá và rễ dùng trị đau khớp do phong thấp, mẩn ngứa, mụn nhọt sưng lở, ho, rắn cắn.

cây nổ gai trị bệnh
Cành lá giã đắp, dùng ngoài vết thương

Liều dùng & cách dùng

Cách dùng chữa sốt, sốt rét, chóng mặt chân tay run rẩy: Dùng rễ thái mỏng phơi hay sấy khô, hoặc sao vàng sắc uống. Ngày uống 6 – 12g.

Cành lá giã đắp, dùng ngoài vết thương không kể liều lượng.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa chóng mặt, choáng vàng, mệt mỏi, chân tay run

Dùng 8g rễ cây nổ, 9 g dây đau xương. Tất cả thái mỏng, sấy khô, sao vàng sắc uống. Ngày 1 thang.

Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang

Hấp cách thủy 1 kg rễ củ cây thiên lý, 2 kg rễ cây nổ, sau đó phơi khô, thái nhỏ và tán bột. Lấy 1 kg hà thủ ô, 1 kg râu ngô non phơi âm cao cho khô rồi tán bột. Tất cả dược liệu đem trộn với mật ong, làm thành viên 0,5 g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên với nước chanh đường.

Lưu ý

Cây nổ có thành phần alcaloid toàn phần gây độc tính cấp dùng đường uống cho chuột nhắt có LD50 = 592 mg/kg.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
  3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Ngũ trảo: Dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Nấm hương: Công dụng và cách dùng từ một loại nấm quý

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Liên tu: Chữa mất ngủ hiệu quả

Liên tu: Chữa mất ngủ hiệu quả

Nhục thung dung: Vị thuốc thượng phẩm giúp tư âm, tráng dương, bổ thận

Nhục thung dung: Vị thuốc thượng phẩm giúp tư âm, tráng dương, bổ thận

HOÀNG KỲ – Astragalus membranaceus

HOÀNG KỲ – Astragalus membranaceus

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook