Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Nữ trinh tử: Vị thuốc quý cho gan

Nữ trinh tử: Vị thuốc quý cho gan

By Công Đông Y
Nữ trinh tử: Vị thuốc quý cho gan

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Nữ trinh tử: Vị thuốc quý cho gancung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Trung Quốc là nơi xuất xứ của rất nhiều loại thuốc quý trong đó có vị thuốc Trinh nữ tử, cái tên không quá xa lạ với khá nhiều người. Trinh nữ tử được biết đến như một vị thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở gan, ngoài ra còn nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe khác.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Nữ trinh tử.

Tên khác: Nữ trinh; Bạch lạp thụ tử.

Tên khoa học: Ligustrum lucidum Ait.

Đặc điểm tự nhiên

Trinh nữ tử là quả của cây Trinh nữ, cây thuộc dạng cây thân gỗ, cụm hoa mọc thành tán; hoa màu trắng đến hồng. Quả hình trứng hoặc hình bầu dục, chiều dài quả tầm 7 – 10mm, đường kính quả khoảng 3mm. Vỏ ngoài quả màu tím đen xám, có vằn nhăn, hai đầu tròn, một đầu có vết của cuống quả.

Ta cần phân biệt tránh nhầm lẫn với cây Xấu hổ (Cỏ thẹn, Mắc cỡ, Trinh nữ) tên khoa học Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae). Mùa hoa quả của Trinh nữ tử khoảng tháng 8 – 9.

Nữ trinh tử: Vị thuốc quý cho gan
Quả Nữ trinh tử màu tím rất đẹp có nhiều tác dụng chữa bệnh

Phân bố, thu hái, chế biến

Trinh nữ tử được tìm thấy ở Trung Quốc và hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa tìm thấy và vẫn phải nhập dược liệu này từ Trung Quốc về.

Thời điểm thu hoạch Trinh nữ tử là vào lúc tiết đông chí là khoảng vào tháng 12.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được là quả hay còn gọi là Trinh nữ tử.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học của trinh nữ tử: Triterpenes, secoiridoid glucoside, flavonoid và các hợp chất phenolic.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, Trinh nữ tử đã được biết đến từ rất lâu, quy vào kinh thận, can; là một vị thuốc có tính đắng, vị ngọt mát.

Vì tính năng quy vào kinh can và thận nên Trinh nữ tử có vai trò trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thận, có khả năng bổ can thận, mạnh lưng gối, minh mục. Điều trị các triệu chứng của đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; giúp an thần, giảm triệu chứng đau lưng mỏi gối, tóc bạc sớm. Ngoài ra, Trinh nữ tử còn có khả năng cường gân cốt, tăng cường hoạt động của tim mạch.

Lưu ý khi sử dụng Trinh nữ tử, không nên sử dụng cho đối tượng tiêu chảy do hàn và tỳ vị kém; hoặc những người có tỳ dương hư yếu cũng không nên sử dụng.

Cây Nữ trinh tử
Cây Nữ trinh tử

Theo y học hiện đại

Một nghiên cứu tác động tổn thương gan trên chuột do hóa chất CCl4 gây ra, cho thấy chiết xuất Trinh nữ tử có khả năng bảo vệ gan bị tổn thương, tăng cường khả năng tạo glutathione tại gan – đây là một chất chống oxy hóa cực mạnh, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do gốc tự do gây nên.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất từ Trinh nữ tử có khả năng đẩy nhanh tiến trình chết theo chu kỳ của tế bào ung thư biểu mô tại gan. Bệnh ung thư gan là một trong những loại ung thư rất phổ biến ở cả nam lẫn nữ. Chiết xuất Trinh nữ tử theo các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy có khả năng hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư gan, và là một trong những dược liệu tiềm năng trong điều trị các bệnh lý về gan.

Ngoài ung thư gan, viêm gan siêu vi C (HCV) cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cầu; theo các báo cáo thì HCV ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số thế giới; vào theo nghiên cứu thì có một tỉ lệ lớn những người bị viêm gan siêu vi C tiến triển thành xơ gan và viêm gan mạn tính (20 – 30%). Vì những lý do trên, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những chất hoặc hoạt chất có khả năng ức chế virus HCV, những chất có hoạt tính đối với virus, hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi C. Người ta nhận thấy trong chiết xuất từ trinh nữ tử có khả năng này. Đây cũng là một trong những hướng nghiên cứu đối với loại dược liệu này.

Gốc tự do, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp môi trường ngày càng ô nhiễm thì quá trình sinh gốc tự do ngày càng nhiều; sự phát triển gốc tự do bên trong cơ thể có thể dẫn đến những vấn đề như lão hóa nhanh chóng, hoặc có thể tiến triển hơn dẫn đến các bệnh lý mãn tính về sau. Người ta đã nghiên cứu và cho thấy rằng trinh nử tử có khả năng làm tăng các chất chống oxy hóa nội sinh như glutathione bên trong cơ thể đặc biệt là tại gan và phổi.

Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, vấn đề về xương khớp, mật độ canxi trong xương cũng giảm đi rất đáng kể. Chiết xuất từ Trinh nữ tử có khả năng điều chỉnh và cân bằng lượng canxi, giúp chúng được hấp thu nhiều hơn và xương, làm tăng được đáng kể mật độ canxi trong xương giúp hạn chế được quá trình loãng xương…

Trinh nữ tử còn thúc đẩy tăng sinh tế bào lympho, điều hòa khả năng miễn dịch của cơ thể.

Liều dùng & cách dùng

Cách dùng: Sau khi thu hoạch, Trinh nữ tử được hầm và phơi hoặc sấy hoặc ngâm rượu để sử dụng.

Liều dùng: 10 – 15g/ngày.

Nữ trinh tử
Dược liệu Nữ trinh tử

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc nhị chí hoàn

Chuẩn bị các dược liệu: Trinh nữ tử, Hạ liên thảo tỉ lệ 1:1. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, tán thành bột mịn rồi sau đó trộn với mật ong vo thành viên hoàn, uống mỗi lần khoảng 12g. Bài thuốc này có tác dụng bổ âm huyết, làm đen râu và tóc, bổ thận can.

Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt do can thận âm hư: Thục địa, Sơn thù, Hoài sơn, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử. Phối hợp các dược liệu với nước, sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần.

Lưu ý

Khi sử dụng Nữ trinh tử nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng Trinh nữ tử, không nên sử dụng cho đối tượng tiêu chảy do hàn và tỳ vị kém; hoặc những người có tỳ dương hư yếu cũng không nên sử dụng.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Pubmed: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25874204/
  2. Spandidos-publications: //www.spandidos-publications.com/10.3892/or.2014.3312.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Ngoi (lá): Vị thuốc chữa lao hạch

Bài Viết Sau

Nọc rắn hổ mang: Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ nọc độc rắn hổ mang

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Chẽ ba đỏ: Cây thân thảo có nhiều tác dụng trị bệnh

Chẽ ba đỏ: Cây thân thảo có nhiều tác dụng trị bệnh

Cây Dạ cẩm: Vị thuốc quý chữa đau dạ dày hiệu quả

Cây Dạ cẩm: Vị thuốc quý chữa đau dạ dày hiệu quả

Mầm đậu tương: Loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp nữ giới.

Mầm đậu tương: Loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp nữ giới.

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook