Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cây Ô rô đất: Công dụng, cách dùng và những điều cần biết

Cây Ô rô đất: Công dụng, cách dùng và những điều cần biết

By Công Đông Y
Cây Ô rô đất: Công dụng, cách dùng và những điều cần biết

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Ô rô đất: Công dụng, cách dùng và những điều cần biếtcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Ô rô đất là một loại thảo mộc mà các bộ phận mọc trên mặt đất đều được dùng để làm thuốc. Thường dùng điều trị nhiễm trùng thận, bàng quang, niệu đạo (nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tiểu), các vấn đề về bàng quang, vết loét trên da. Chiết xuất Ô rô đất còn được sử dụng làm hương liệu.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Ô rô đất.

Tên khác: Bitter Winter, Bitter Wintergreen, Chimaphila, Chimaphile à Ombelles, Ground Holly, Herbe d’Hiver, Herbe à Peigne, Holly, King’s Cure, King’s Cureall, Love in Winter, Prince’s Pine, Pyrole en Ombelle, Rheumatism Weed, Spotted Wintergreen, Umbellate Wintergreen.

Tên khoa học: Chimaphila umbellata thuộc họ Ericaceae. Tên thông dụng trong tiếng Anh là Pipsissewa.

Đặc điểm tự nhiên

Cây Ô rô đất Chimaphila umbellata là một cây bụi nhỏ, cao từ 10 đến 25cm với một thân thẳng đứng với lá không rụng và hơi cứng, gần như không có lông.

Lá màu xanh lá đậm, cứng, hẹp, có hình bầu dục hoặc hình mũi giáo, có chiều dài 3 – 7cm, chiều rộng 0,5 – 2,5cm, mép lá có răng cưa lớn và nhọn, màu xanh lá cây đậm và sáng bóng ở mặt trên và màu nhạt ở mặt dưới, cuống lá dài từ 3 – 7mm.

Hoa màu trắng hoặc hồng đỏ, có hương thơm, đường kính từ 7 đến 12mm và gắn trên một cuống hoa cong dài khoảng 1 – 2cm, gồm những thành phần như: Đài hoa rời gần như tới đáy đài hoa, những răng cưa nhỏ hoặc bìa đài hơi không đều nhau. Cánh hoa khoảng 5 cánh, chiều dài từ 5 đến 7mm, hình dạng tròn, lõm, tỏa ra hoặc hơi cong; 10 tiểu nhụy, bên dưới chỉ nhụy phồng lớn, có lông xung quanh trên các cạnh, phần khác thì không có lông. Những tiểu nhụy bao chung quanh đều nhau ở đáy bầu noãn. Bầu noãn thượng có 5 buồng, núm không có vòi nhụy.

Trái hình viên nang, mang trên một cuống thẳng, tròn, 5 – 7mm rộng, 5 phần của viên nang khoảng 0,63cm, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ thẳng. Trái khô tồn tại trong suốt mùa đông.

Cây Ô rô đất: Công dụng, cách dùng và những điều cần biết
Đặc điểm thực vật của cây Ô rô đất

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Ô rô đất xuất xứ ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, mọc trong rừng nơi có bóng râm và đất cát. Lá được thu hoạch vào mùa hè. Dược liệu ô rô đất được bào chế thành các dạng như thuốc sắc, cồn thuốc, hãm lá thành trà để phục vụ cho nhiều mục đích chữa bệnh.

Bộ phận sử dụng

Các bộ phận mọc trên mặt đất đều được dùng để làm thuốc, phần lớn dùng lá cây.

ô rô 2
Dược liệu từ lá cây khô của cây Ô rô đất

Thành phần hoá học

Các hoạt chất của cây Ô rô đất Pipsissewa bao gồm axit ursolic, sitosterol và arbutin. Arbutin bị thủy phân thành hydroquinone có tính sát trùng đường tiểu. Pipsissewa bao gồm glycoside cũng như một loại dầu thiết yếu, cả hai đều là một chất làm se các mô và là chất bổ.

Pipsissewa chứa flavonoid, hydroquinones (tính cả arbutin), tannin và methyl salicylate. Các hydroquinon có tác dụng khử trùng bên trong hệ tiết niệu.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Cây Ô rô đất được các bộ tộc ở Mỹ dùng nhiều để làm toát mồ hôi và trị sốt, bao gồm cả bệnh phát ban do Rickettsia. Những người định cư châu Âu dùng cây dược thảo này trị bệnh thấp khớp và các bệnh về tiểu tiện hay thận. Nó được liệt kê vào dược điển của Mỹ từ năm 1820 đến năm 1916.

Tác dụng thuốc và cách dùng: Cây Ô rô đất có tác dụng làm se, bổ và lợi tiểu, chủ yếu được dùng làm thuốc sắc chữa các bệnh ở cơ quan tiểu tiện như viêm bàng quang và viêm ống dẫn niệu. Nó cũng được dùng để chữa các bệnh nặng hơn như bệnh lậu và bệnh sỏi thận. Bằng cách kích thích lưu thông dòng chảy nước tiểu, tẩy bỏ các chất bẩn ra khỏi cơ thể, dùng để chữa bệnh thấp khớp và bệnh thống phong. Lá cây tươi có thể dùng ngoài da chữa thấp khớp hay đau cơ cũng như các chỗ phồng da, đau nhức và sưng to.

Theo y học hiện đại

Cần có thêm bằng chứng từ các nghiên cứu lâm sàng để đánh giá hiệu quả của cây Ô rô đất pipsissewa cho những mục đích sử dụng sau đây:

  • Nhiễm trùng thận, bàng quang hoặc niệu đạo (nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tiểu);

  • Sỏi bàng quang;

  • Co thắt;

  • Giữ nước;

  • Động kinh;

  • Lo lắng;

  • Bệnh ung thư;

  • Vết loét khi thoa lên da;

  • Mụn nước, khi bôi lên da.

Ô rô đất có nhiều tác dụng chữa bệnh
Ô rô đất có nhiều tác dụng chữa bệnh

Liều dùng & cách dùng

Liều lượng thích hợp của dược liệu Ô rô đất phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. Tại thời điểm này, không có đủ thông tin khoa học để xác định phạm vi liều lượng thích hợp cho ô rô đất. Hãy nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không phải là luôn an toàn và liều lượng có thể rất quan trọng trong trị liệu. Đảm bảo làm theo các hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm có thành phần từ cây Ô rô đất và tham khảo ý kiến ​​dược sĩ, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Liều dùng thông thường của cây Ô rô đất:

  • Dạng trà: Dùng 1 muỗng trà khô hòa trong 1 cốc nước sôi và chờ đến khi trà nguội, lọc bỏ bã trà. Mỗi ngày uống từ 1 – 2 ly nước trà.

  • Dạng thuốc sắc: Dùng 30 – 120ml thuốc sắc 3 lần mỗi ngày.

  • Dạng cồn thuốc: Dùng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Bài thuốc kinh nghiệm

Không tìm thấy thông tin.

Lưu ý

Pipsissewa có vẻ an toàn cho hầu hết mọi người khi được sử dụng với liều lượng như thực phẩm. Sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như ù tai, nôn mửa, lú lẫn và co giật.

Không có đủ thông tin để biết liệu bôi chất chiết cây Ô rô đất trực tiếp lên da có an toàn hay không.

Không có đủ dữ liệu an toàn về việc sử dụng cây Ô rô đất trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng cây thuốc này.

Nguồn Tham Khảo:

  1. //gobotany.nativeplanttrust.org/species/chimaphila/umbellata/

  2. //eflora.neocities.org/Chimaphila%20Sp.html

  3. //www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-102/pipsissewa

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Ô môi: Loài cây dân dã, đặc trưng của miền Nam

Bài Viết Sau

Ô dược (rễ): Vị thuốc Đông y giúp lợi tiêu hóa

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Hà gian cát căn thang ( Y lược giải âm)

Hà gian cát căn thang ( Y lược giải âm)

HỒNG HOA – Carhamus tinctorius

HỒNG HOA – Carhamus tinctorius

THIÊN MÔN – Asparagus cocjinchinensis

THIÊN MÔN – Asparagus cocjinchinensis

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook