Tên tiếng Việt: Ô tặc cốt.
Tên khác: Mai mực; hải phiêu tiêu.
Tên khoa học:Sepia esculenta Hoyle, Sepia andreana Steem-Strup.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại mực khác nhau như mực nang, mực ống, mực lá… Mực là một loại động vật không xương sống, thân mềm, thường sinh sống chủ yếu ở những nơi nước mặn, đáy có cát lẫn bùn; mực là một trong những loài động vật có giá trị dinh dưỡng cao thường được chế biến thành nhiều món ăn được ưa chuộng.
Mực không sống đơn lẻ mà tập trung thành từng đàn, ở những vùng đáy nước. Khi có nhu cầu kiếm ăn, mực mới nổi lên tầng nước phía trên. Mực có khả năng ngụy trang tốt, nên da của chúng cũng thay đổi theo màu của môi trường xung quanh, vừa để tránh kẻ thù vừa để ngụy tran săn mồi. Khi gặp nguy hiểm hoặc bị tấn công, mực sẽ bơi giựt lùi lại và cùng lúc đó chứng sẽ phun ra mực màu đen làm cản tầm nhìn của kẻ thù để lẩn trốn.
Thức ăn chủ yếu của mực là các loại động vật phù du, tôm cá nhỏ, trứng cá… Mực cực kỳ thích ánh sáng và màu trắng nên khi gặp ánh sáng chúng thường sẽ tập trung rất đông.
Gọi tên Mai mực là Ô tặc cốt vì theo các tài liệu cổ, con mực thích ăn thịt chim, chúng thường sẽ giả chết để nổi lên phía trên mặt nước, chim tưởng là xác chết nên sẽ bay sà xuống mổ ăn, bị con mực lôi xuống nước để ăn thịt, ăn thịt nhiều nhất là loài quạ nên nó mới có cái tên ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương; ý nghĩa là xương của giặc đối với quạ. Hoặc một cái tên khác là Hải phiêu tiêu vì Mai mực thoạt nhìn khác giống với tổ con bọ ngựa mà lại gặp ngoài biển (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).
Việt Nam là nước có đường bờ biển dài, mực phân bố tại khắp nơi trên đường bờ biển; tuy nhiên tập trung nhiều nhất là những vùng như Khánh Hòa, Hải Phòng (mực nang), Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Thanh Hóa (mực ống).
Những mùa thu hoạch mực là từ những tháng 3 đến tháng 9, đây là thời điểm thuận lợi để thu hoạch hay đánh bắt mực vì thời điểm này mực bơi vào gần với để sinh sản, tập trung những tháng có thể thu hoạch nhiều nhất là tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
Ô tặc cốt hay Mai mực được thu hoạch từ những con mực to được đánh bắt hoặc những con mực bị chết ngoài khơi.
Bộ phận sử dụng được là Mai mực hay còn gọi là Ô tặc cốt.
Trong Mai mực có các muối natri clorua, muối canxi cacbonat, canxi photphat, các chất hữu cơ và chất keo.
Ô tặc cốt có tính ôn, vị mặn. Quy vào kinh thận và can.
Ô tặc cốt có khả năng cầm máu nên được dùng trong ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết đại trường, kinh bế, phụ nữ khí hư có màu đỏ, phụ nữ băng huyết; ngoài ra Ô tặc cốt còn được sử dụng để trừ hàn thấp, mắt mờ.
Kinh nghiệm dân gian, Ô tặc cốt được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày xuất huyết, trẻ em chậm lớn, dùng bột rắc lên vết thương để cầm máu. Đây là kinh nghiệm ghi chép lại, không khuyến cáo tự ý thực hiện thay cho các phương pháp điều trị như sơ cấp cứu ban đầu trong cầm máu, chăm sóc vết thương v.v…
Thành phần Ô tặc cốt có chứa canxi cacbonat (CaCO3) chất này là chất trung hòa axit dạ dày, giảm các triệu chứng ợ nóng, loét; cầm máu, giảm đau tại chỗ. Nó có thể sử dụng với tác dụng tương tự như thuốc kháng acid.
Ô tặc cốt còn có vai trò đối với xương, đẩy nhanh quá trình chu chuyển xương và giúp nhanh lành xương.
Cách dùng: Phần Mai mực được giữ lại sau khi đã thu hoạch xong phần thịt mực. Mai mực sau khi thu lấy được sơ chế làm sạch, sau đó phơi cho khô rồi dùng dần. Khi sử dụng, chỉ cần dùng muỗng hoặc vật cứng cạo phần trắng cứng, tiến hành tán nhỏ để sử dụng là được.
Liều dùng: Tùy vào mục đích sử dụng mà liều dùng cũng khác nhau, dao động từ 4 – 8g/ngày, dạng thuốc bột hoặc là dạng thuốc viên.
Thang cố xung
Phối hợp các dược liệu sau: Ô tặc cốt, Tông thán, Ngũ bội, Mẫu lệ, địa du, Xuyến thảo, Long cốt, Bạch thược, Cam thảo, Bạch truật, Hoàng kỳ. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu tiến hành sắc uống. Bài thuốc này có tác dụng chữa các bệnh trĩ ra máu, phục nữ băng huyết, đại tiện ra máu, xuất huyết dạ dày hoặc ho ra máu.
Bài thuốc Tứ Ô Tặc Cốt Huệ Nhựt Hoàn (Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn)
Phối hợp 2 dược liệu Huệ như, Ô tặc cốt theo tỉ lệ 1 : 4. Bài thuốc này có tác dụng ích tinh, bổ huyết, trị ho ra máu, tiêu ra máu, chỉ huyết, tiểu ra máu, hóa ngưng, kinh nguyệt ít, kinh nguyệt bế.
Ho ra máu
Ô tặc cốt tán nhỏ. Liều dùng: 1 – 2g/lần x 4 – 5 lần/ngày uống kết hợp với nước sắc bạch cập với lượng 10 – 20 g, sắc với 300ml nước.
Tai có mủ
Chuẩn bị các dược liệu: Ô tặc cốt 2g, Sạ hương 0,4g. Sau khi chuẩn bị xong tiến hành tán nhỏ, lấy bông bọc vào đầu tăm chấm thuốc ngoáy vào tai.
Phụ nữ bị loét âm hộ
Ô tặc cốt thiêu tồn tính, trộn với lòng đỏ trứng gà và bôi vào vết loét đã được rửa sạch.
Kiêng kị: Người âm hư nhiều nhiệt không dùng được.
Kỵ các dược liệu: Bạch liễm, Phụ tử.
Uống thuốc quá lâu, nhiều, dễ bị táo bón.
Nguồn Tham Khảo:
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất lợi.
Dược điển Việt Nam V.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.