Tên tiếng Việt:
Oải hương (Hoa)
Tên khác:
Lavender
Tên khoa học: Lavandula angustifolia
Từ thời Hy Lạp cổ đại, cây hoa oải hương đã từng được Gốc hoa oải hương lúc đầu là các khu vực ven biển của Địa Trung Hải, thường có trên các dốc khô tại Dalmatia và Hy Lạp, ở vùng Toscana ở Ý. Loài Lavandula angustifolia thường mọc trên dốc đá và khô, đôi khi ở bìa rừng.
Hoa oải hương có phần thân dài, màu ngả xám, phần lá không có cuống vàc biết đến cách đây hàng ngàn năm. Người La Mã đã mang hoa oải hương đi phổ biến khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến đã tạo nên nguồn cung cấp tinh dầu oải hương tại địa phương. Từ thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu.
Khi hoa đến giai đoạn nở sẽ có màu tím, sau này khi hoa khô lại sẽ khiến màu sắc của hoa nhợt nhạt dần. Đặc biệt, phần lá và phần hoa của hoa oải hương đều được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn.
Hoa oải hương là loại cây phổ biến của vùng Provence, Pháp, các cánh đồng hoa oải hương thường rộng lớn và là các điểm tham quan du lịch. Diện tích trồng hoa tại địa phương đã giảm dần một nửa trong các năm 2002-2012, do sâu bệnh và một số thời kỳ lạnh với bão tuyết.
Hoa oải hương là loại cây nổi tiếng của vùng Provence, Pháp, các cánh đồng hoa oải hương thường rộng lớn và là các điểm tham quan du lịch. Diện tích trồng hoa oải hương tại địa phương đã giảm một nửa trong các năm 2002-2012, do sâu bệnh và một số thời kỳ lạnh với bão tuyết.
Hoa oải hương có nhiều loại khác nhau. Loài đã được biết đến nhiều nhất là Lavandula angustifolia, Hidcote purple và Dwarf Munstead và nổi bật với màu tía và thấp nhỏ. Một số loại khác lại có thân lớn hơn, mọc cao có thể lên tới 1 mét.
Oải hương là một loại cây thảo và nó có rất nhiều công dụng. Mùi hương của hoa oải hương được đặt trong tủ quần áo có thể lưu giữ được đến hàng tháng. Không những vậy hoa oải hương còn có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh đau nửa đầu. Vì có công dụng bổ thần kinh nên oải hương thường được dùng làm trà chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược, cảm nắng.
Người ta thường kết những cụm hoa oải hương treo lên, phơi khô, khi hoa đã hoàn toàn khô thì có thể sử dụng được lâu dài. Lá cũng làm được tương tự như thế nhưng nó không thơm bằng hoa.
Bộ phận sử dụng của Oải hương là hoa và lá.
Hoa oải hương chứa tinh dầu: 3%. Ngoài ra trong thành phần hóa học của chúng, 12% tannin, chất đắng, dẫn xuất của nhựa và coumarin, flavonoid, phytosterol, cineol, geranoyl, borneol được phân biệt. Nguyên tố có giá trị nhất được tìm thấy trong tinh dầu hoa oải hương là linalyl acetate. Tỷ lệ của nó là 50%.
Hoa lavender trị đau đầu: Loài hoa này có tác dụng trong chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược, cảm nắng. Sử dụng lá hoặc hoa sấy khô dùng làm trà uống hàng ngày.
Hoa lavender trị mụn: Người bệnh mắc bệnh mụn do bội nhiễm, dị ứng, vảy nến,… có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương
Hoa lavender sát khuẩn vết thương: Trong thời chiến tranh,loài hoa thảo mộc này có đặc điểm kháng viêm, khử trùng, giảm đau và làm dịu, có thể dùng để sát trùng vết thương.
Hoa lavender để bào chế thuốc: Ngoài các tác dụng trên thì lavender có thể bào chế làm kháng sinh, chống nấm, thuốc điều trị phỏng, cháy nắng, ngừa sẹo
Người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng hoa Lavender nhằm giúp chữa chứng mất ngủ và đau lưng
Oải hương có mùi hương thơm sạch dùng để xua đuổi ruồi, muỗi, và các loại côn trùng có hại.
Hoa Oải hương có tác dụng làm thuốc an thần, giúp giảm đau đầu, sử dụng để pha trà giúp ngủ ngon, ổn định hệ thần kinh và huyết áp,…
Cảm lạnh và ho, tinh dầu oải hương giúp làm ấm phổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Oải hương có tính sát trùng mạnh nên thường dùng để sát khuẩn với mục đích giúp làm lành vết thương, vết phỏng.
Hoa oải hương sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo nước hoa, xà phòng, dầu gội và kem dưỡng da,…
Ngoài ra, làm việc trí óc có thể sử dụng hương thơm từ hoa lavender để giảm mệt mỏi và căng thẳng. Công dụng của hoa lavender làm dịu tinh thần, sẽ giúp giảm thiểu tình trạng, lo lắng quá mức, mất ngủ và shock tinh thần.
Để tăng cường sức đề kháng:
Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu oải hương vào bát nước nóng sau đó cúi mặt sát và hít hơi nước cùng tinh dầu bốc lên sẽ tạo cảm giác thoải mái, giảm tình trạng đau đầu và giúp các mạch máu trên da mặt lưu thông tốt, giúp cho da mặt tái tạo nhanh hơn (có thể dùng kết hợp với tinh dầu sả, quế).
Dùng massage làm đẹp:
Pha tinh dầu Oải Hương với dầu nền (dầu Ôliu, jojoba…) với tỷ lệ 2-3%, có thể kết hợp với tinh dầu Sả Chanh, tinh dầu ngọc lan tây (không quá 1%) dùng để massage toàn thân giúp giảm căng thẳng, da mịn màng, giúp chông lão hóa và tái tạo da rất tốt, cực kỳ hiệu quả trong làm đẹp.
Tinh dầu Lavender Làm chất thơm:
Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu Oải Hương vào miếng bông gòn, sau đó để vào góc tủ quần áo, quần áo sẽ thơm rất dễ chịu, hạn chế tốt ẩm mốc và vi khuẩn, có thể để trong xe ô tô để khử mùi hôi và có công dụng chống say xe tuyệt vời.
Dùng pha nước tắm:
Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu Oải Hương vào nước tắm giúp làm giảm căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, sát khuẩn cho da rất tốt, giúp da mịn màng chống lão hóa, sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái thư thái tuyệt vời với chỉ 3-4 giọt tinh dầu trong nước tắm, nó giúp sát khuẩn giúp da khỏe mạnh, tinh dầu còn giúp tái tạo tế bào da và chống não hóa da cực tốt nên nó là vũ khí làm đẹp an toàn, ưa chuộng bậc nhất hiện nay với chi phí cực kỳ hợp lý.
Xông hơi với hoa lavender
Như đã đề cập ở phía trên, hoa lavender có công dụng trị mụn rất tuyệt vời và xóa mờ các vùng da sạm màu có vết thâm. Bạn cần dụng cụ sạch, một chiếc khăn tắm, một ít tinh dầu lavender và nước nóng.
Trước khi xông hơi lavender, bạn cần rửa mặt sạch sau đó nhỏ một ít tinh dầu vào nước nóng, ngồi úp mặt vào tô nước nóng, phủ kín khăn qua đầu, để trong khoảng 10 phút. Chắc chắn bạn cảm thấy thoải mái hơn với công dụng hỗ trợ trị đau đầu của nó.
Nước hoa hồng dùng để dưỡng ẩm từ hoa lavender dành cho da dầu
Để có thể làm nước hoa hồng từ lavender bạn cần có nguyên liệu bao gồm:
(1 muỗng thuốc mỡ dạng sữa,1 muỗng dầu hạnh nhân,125ml nước tinh khiết,,½ muỗng borac,1 muỗng dầu cây phỉ,1 muỗng dầu nước ép lavender hoặc 3-4 giọt tinh dầu lavender)
Cho thuốc mỡ và dầu hạnh nhân vào, thêm nước và borac, sử dụng máy đánh trứng cỡ nhỏ đánh đều hỗn hợp cho đến khi tinh dầu hạnh nhân và borac quyện hết vào nhau. Để hỗn hợp nguội trở lại, ta thêm vào tinh dầu cây phỉ, tiếp theo bạn thêm vào tinh dầu lavender, đánh mịn hỗn hợp để tất cả những thành phần trộn đều vào nhau, đun nóng hỗn hợp trong thời gian 5 phút rồi để nguội. Bảo quản hỗn hợp trong lọ sạch, dùng dần trong khoảng 2-3 tháng.
Cách dùng tinh dầu lavender làm dịu da bị cháy nắng
Nếu da bị cháy nắng, bạn có thể sử dụng phương pháp đơn giản từ thảo mộc hoa oải hương như sau: 10ml tinh dầu oải hương loãng, 2 giọt tinh dầu lavender đậm đặc và 1 giọt tinh dầu hoa cúc đậm đặc. Cho hỗn hợp vào bồn tắm chứa nước ấm và ngâm mình để làm dịu da.
Không dùng cho phụ nữ thời kì mang thai, cho con bú.
Nguồn Tham Khảo:
Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y – Tuệ Tĩnh
//thaythuoc.edu.vn/cong-dung-va-cach-dung-hoa-lavender-trong-ho-tro-dieu-tri-benh
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.