Tên Tiếng Việt: Ớt chuông, Ởt, Lạc tiêu, Phiên tiêu, Mạy phết (Tày), Mác phết, Tàm phân chiu (Dao), Mré (Kho).
Tên khoa học: Capsicum frutescens L. (C. annuum L.) thuộc Họ Cà – Solanaceae.
Ớt chuông là loài cây bụi nhỏ cao khoảng 0,5 – 1 m, phân cành nhiều. Lá cây mọc đối, có hình trái xoan nhọn ở đầu. Hoa màu trắng với tràng hoa màu trắng lục hoặc vàng lục, thường mọc đơn độc ở nách lá, ít khi thành đôi. Đài hoa có hình chuông. Tương tự, tràng hoa cũng có hình chuông hoặc hình bánh xe, màu trắng hay vàng nhạt, được chia thành 5 thùy. Hoa có 5 nhị, bầu chia thành 2 đến 3 ô.
Quả mọng của cây thường mọc thẳng, hình ellipsoid hình nón đến hình mũi mác. Chúng thường rất nhỏ và có mùi hăng, dài 10 – 20 mm (0,39 – 0,79 in) và đường kính 3 – 7 mm (0,12 – 0,28 in). Quả ớt chuông thường có màu vàng nhạt và có màu đỏ tươi khi quả chín, nhưng cũng có thể có các hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: Thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tùy thứ. Hạt ớt chuông có hình thận và dẹp.
Ớt chuông ra hoa và kết trái quanh năm.
Ớt chuông có thể có nguồn gốc ở Nam hoặc Trung Mỹ (Brazil). Cây nhanh chóng được trồng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hoặc mọc hoang ở các khu vực này cho đến ngày nay. Đây là cây trồng thích hợp với nhiều vùng khí hậu nên tại nước ta, cây ớt chuông được trồng khá phổ biến.
Bộ phận sử dụng của ớt chuông là quả, rễ, thân, cành.
Vỏ quả ớt chuông chứa alcaloid chính là capsaicin (0,2%) và các sắc tố carotenoid như capsanthin, choline, adenine và betaine. Quả ớt chuông rất giàu vitamin C khi trái chín (lượng vitamin C ước tính có thể tới 200 – 400mg%).
Theo đông y, ớt chuông có vị cay, tính nóng; có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thục.
Do có tính chất kích thích dạ dày, lợi tiểu nên quả ớt chuông khi dùng ngoài có thể xuất hiện các triệu chứng như chuyển máu và gây xung huyết. Bên cạnh đó, rễ ớt chuông có tác dụng hoạt huyết tán thũng.
Lá ớt chuông có vị đắng, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu.
Trong tây y, ớt chuông thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, viêm thanh quản, thủy thũng, thống phong, thấp khớp, xuất huyết tử cung.
Phenolic amide capsaicin đã được bán một thời gian như một loại thuốc giảm đau tại chỗ ở Hoa Kỳ và được sử dụng trong các loại kem đặc biệt để giảm đau do viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và đau dây thần kinh. Hợp chất này được chiết xuất từ ớt chuông (Capsicum frutescens) và các loài có liên quan khác. Nhờ vậy, ớt chuông còn chữa được các bệnh bại liệt, đau dây thần kinh do khớp, thống phong, đau lưng và ho co cứng bằng cách dùng ngoài.
Quả ớt chuông có tác dụng trong chữa trị tỳ vị hư lạnh, dạ dày và ruột chướng khí, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, sốt rét (tại Trung Quốc) hoặc làm thuốc hạ nhiệt, thuốc long đờm trị giun ký sinh cho trẻ em (tại Thái Lan).
Lá ớt chuông có tác dụng trị thủy thũng, sốt, trúng phong bất tỉnh.
Ớt chuông có thể được bào chế thành cồn thuốc tươi (1 phần ớt, 3 phần cồn 33 độ, hoặc dùng 1 – 4g hằng ngày trong một pôxiô) để dùng ngoài băng bó hoặc dùng bông mỡ sinh nhiệt trong chứng đau thần kinh do thấp khớp hay ngộ lạnh.
Hoặc dùng 0,3 – 1g bột ớt chuông trong 1 ngày, dạng viên, hoặc dùng cồn thuốc tươi (1 phần ớt, 3 phần cồn 33 độ, hoặc dùng 1 – 4g hằng ngày trong một pôxiô) để nấu ăn.
Dùng để trị sốt, trúng phong bất tỉnh và trị rắn cắn, người dân giã nát lá ớt chuông vắt lấy nước cốt uống hoặc dùng bã đắp ngoài vết thương rắn cắn. Dùng lá ớt chuông sao vàng sắc uống có thể trị phù thũng, liều dùng 20 – 30g lá ớt chuông/ngày.
Chữa cá trê đâm
Dùng trái ớt chuông chín, đâm ra lấy chất cay chà vào vết bị cá đâm, sẽ giảm đau liền (An Giang).
Do có tác dụng kích thích dạ dày nên lưu ý cần dùng liều thấp khi sử dụng quả ớt chuông vì có thể gây các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, viêm dạ dày hoặc các triệu chứng về thận.
Nguồn Tham Khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).
Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/capsicum-frutescens-l.html
//www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/capsicum-frutescens.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.