Tên Tiếng Việt: Phi yến, Hoa la lét, Tai thỏ, Hoa chân chim.
Tên khoa học:Delphinium ajacis L. thuộc Họ Hoàng Liên – Ranunculaceae.
Tên đồng nghĩa:Consolida ajacis (L.) Schur.
Cây Phi yến là cây thảo hằng năm, cao từ 30 đến 50 cm, hoặc có thể đạt đến chiều cao gần một mét. Thân cành của Phi yến có lông nhỏ, mịn phủ một ít bên ngoài. Lá cây hẹp, có những rãnh xẻ sâu vào làm lá có hình dạng như chân vịt. Lá ngắn và nhỏ, có chiều rộng nhỏ hơn 2 mm.
Hoa Phi Yến có cuống dài, thanh mảnh. Cuống hoa dài từ 5 – 16 mm. Hoa mọc không đều thành các chùm dài, khoảng từ 8 đến 21 hoa trên một chùm. Hoa Phi Yến có cánh mỏng, mềm mại, có rất nhiều màu: Màu hồng, tím, hoặc trắng, tươi rất lâu. Cánh hoa có chiều rộng từ 2 đến 2,5 cm. Đài hoa có 6 cánh, giống với màu của cánh hoa, bên dưới đài hoa có lá đài sau mọc dài thành cựa, chiều dài từ 12 – 18 mm. Bên cạnh đó, ở ngọn cành, có hai cánh hoa mọc thẳng như hai tai thỏ nên còn được gọi là cây Tai thỏ. Tương tự như lá đài, các cánh hoa sau cũng mọc thành cựa, tuy nhiên, phần cánh hoa này nằm phía trong đài hoa.
Quả Phi yến có dạng quả nang, chứa nhiều hạt, đường kính quả từ 9 đến 18 mm. Trong quả có chứa nhiều hạt.
Mùa ra hoa kết quả của cây Phi yến gần như quanh năm.
Do hoa Phi yến đẹp và có màu sắc đa dạng như xanh lam, hồng hoặc tím đặc biệt nên cây Phi yến được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Cây có nguồn gốc từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và được trồng phổ biến ở miền nam Châu Âu. Hoa Phi yến là loài hoa được ưa chuộng ở châu Âu vì vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi tắn và thanh thoát.
Mỗi năm, khoảng thời gian từ giữa tháng 6 cho tới tháng 8, những cánh đồng hoa phi yến lại bừng nở lộng lẫy trên khắp các vùng ngoại ô nước Anh. Loại cây này du nhập vào Việt Nam và được gọi là cây hoa Phi Yến. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là vì hình dáng của nó trông giống cái mũi nhọn trên đầu con cá heo. Một số quốc gia trên thế giới còn gọi loài cây này này là Larkspur. Vì hoa của nó trông giống cái mào của con chim chiền chiện (lark).
Cây Phi yến ưa mọc ở các nơi có đất xáo trộn, nơi hoang phế, thường có rãnh nước và ở độ cao dưới 300m. Đặc biệt đây là giống cây chịu hạn và chịu rét cực tốt. Đây là loài cây ưa sáng nên khi trồng nên chọn địa điểm trồng tại nơi có nhiều ánh sáng, ít phân bón. Hạt đem phơi kỹ dưới bóng râm. Sau đó bọc trong giấy báo để nơi gác đừng để nơi gần với lửa. Ở nước ta, cây Phi yến thường được trồng làm cây cảnh ở các tỉnh như Lâm Đồng (Đà Lạt), Hà Nội và nhiều nơi khác.
Những cánh hoa phi yến giữ được màu và tươi rất lâu, trong khoảng 3 tới 4 tuần sau khi hái.
Bộ phận dùng của cây Phi yến gồm hạt và rễ – Semen et RadixDelphinii Ajacis.
Theo nghiên cứu, trong hạt cây Phi yến chứa thành phần lớn là 39% dầu cố định và 1% alcaloid toàn phần. Trong đó, alkaloid đầu tiên được phân lập từ hạt cây Phi yến là ajaconine, thành phần hóa học này đã được báo cáo bởi Keller và Volker vào năm 2014. Bên cạnh đó, cây Phi yến còn có hơn 30 alcaloid diterpenoid được biết đến là: Ajacine, ajacinine, ajacinoidine,… và một base tương tự lycoctonine.
Do trong cây Phi yến đã được phát hiện có chứa các alkaloid diterpenois, bao gồm cả methyllycaconitine có độc tính cao nên tại Ấn Độ, người dân sử dụng hạt cây Phi yến làm thuốc diệt côn trùng hoặc làm cồn thuốc đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), rễ và hạt cây Phi yến chín khô đã được sử dùng làm thuốc dùng bên ngoài trị đòn ngã hoặc một chất diệt ký sinh trùng trị bệnh lở loét, ghẻ lở, nhưng bây giờ ít được sử dụng vì độc tính của nó.
Cây Phi yến chưa được nghiên cứu nhiều trong y học hiện đại nên chưa có thông tin.
Chưa có thông tin.
Chưa có thông tin.
Các bộ phận của cây Phi yến đã được phát hiện có chứa các alkaloid diterpenois, bao gồm cả methyllycaconitine có độc tính cao, nên cần thận trọng khi sử dụng cây Phi yến. Do độc tính có trong hạt nên hiện giờ cây Phi yến ít được dùng trong việc chữa trị bệnh.
Nguồn Tham Khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
Tracuuduoclieu.vn: //tracuuduoclieu.vn/delphinium-ajacis-l.html.
//encyclopedia.thefreedictionary.com/Delphinium+ajacis.
//ucjeps.berkeley.edu/cgi-bin/get_JM_treatment.pl?6434,6458,6459.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.