Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cây Rau sam: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Rau sam: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

By Công Đông Y
Cây Rau sam: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Rau sam: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Rau sam là loại dược liệu phổ biến ở Việt Nam. Công dụng chính của cây là dùng chữa lỵ trực trùng, giun kim, lở ngứa, lợi tiểu; dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác. Rau sam tươi giã nát dùng ngoài chữa mụn nhọt, viêm kết mạc cấp do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn khác.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Rau Sam.

Tên khác: Mã xỉ hiện.

Tên khoa học: Portulaca oleracea L., Portulacaceae (họ Rau Sam).

Đặc điểm tự nhiên

Cây cỏ sống hàng năm, mọc bò. Thân màu đỏ nhạt, mọng nước, hình trụ, đường kính 1 – 4mm, phân nhánh nhiều. Lá đơn, nguyên, mọc cách hoặc mọc đối, hình bầu dục, dày, bóng, dài 2cm, rộng 8 – 14mm. Hoa mọc ở đầu cành, lưỡng tính, không có cuống hoa và cánh hoa, lá bắc hình tam giác dạng vảy. 5 lá đài, dạng cánh màu vàng, đều. Quả nang hình bầu dục, hơi nhọn, mở bằng đường nứt ngang, trong có nhiều hạt đen bóng. Mùi đặc trưng, vị hơi chua.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc phân bố khắp cả nước. Ngoài ra còn gặp ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu.

Cây được thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 5 – 7. Rau Sam được hái cả cây, bỏ rễ và rửa cho sạch. Cây có thể dùng tươi (ở Pháp người ta thường trồng làm rau ăn gọi là rau pourpier) hoặc dùng khô (cây được nhúng vào nước sôi, lấy ra rửa cho sạch nhớt, đem phơi khô). Không cần chế biến gì thêm.

Cây Rau sam: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây Rau Sam

Bộ phận sử dụng

Phần trên mặt đất (Herba Portulacae).

Thành phần hoá học

Toàn cây giàu acid béo α-linolenic và β-caroten, ngoài ra còn có flavonoid, coumarin, monoterpen glycoside, N-trans-feruloyltyramin, dopamin, noradernaline, acid ferulic, adenosine.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ. Tác dụng:

  • Chữa lỵ trực trùng, giun kim, lở ngứa, lợi tiểu.

  • Dùng ngoài chữa mụn nhọt, viêm kết mạc cấp do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn khác.

  • Dùng làm rau ăn hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.

Rau sam 2
Rau Sam dùng làm rau ăn hàng ngày

Theo y học hiện đại

Co mạch máu

Kháng khuẩn

Nước sắc của cây có thể ức chế sự phát triển của lỵ trực trùng, E.coli và và vi trùng khác gây bệnh ngoài da.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng của rau Sam là 6 – 12g dạng khô/ngày dùng dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng phối hợp với các thuốc khác hoặc dùng ngoài để bôi.

Rau Sam ở Châu Âu thường được dùng làm rau ăn (thay cho rau xà lách).

Công dụng chính vẫn là trị lỵ ra máu hoặc dùng ngoài trị vết thương.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị lỵ (trẻ em)

Chuẩn bị: Rau Sam tươi 250g (hay 50g rau Sam khô), nước 600ml.

Thực hiện: Sắc còn 100ml (1ml tương đương với 2,5g rau Sam tươi hoặc 0,5g rau Sam khô). Chỉ dùng trong ngày, nếu muốn dùng lâu dài phải thêm natri benzoat 0,5 g bảo quản. Liều lượng cho trẻ em:

  • Dưới 0,5 tuổi: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 5ml (dịch sắc).
  • 0,5 – 1 tuổi: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 10ml (dịch sắc).
  • 2 tuổi trở lên: Mỗi tuổi thêm 5ml.

Xích bạch đới (khí hư đới hạ ra nhiều)

Chuẩn bị: 100g rau Sam tươi.

Thực hiện: Giã nát rau Sam vắt lấy nước, hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày.

Trị giun kim

Chuẩn bị: Rau Sam tươi 50g.

Thực hiện: Rửa sạch và giã nát với 1 ít muối để lấy nước, thêm đường cho dễ uống. Chia ra ngày uống 3 – 5 lần.

Trị chốc đầu, mụn nhọt ở trẻ

Chuẩn bị: Rau Sam tươi lượng vừa đủ.

Thực hiện: Giã nát và thêm nước, sắc cho đặc lại sau đó bôi lên hoặc với mụn nhọt chỉ cần giã nát và bôi lên.

Tiểu ra máu

Chuẩn bị: Rau Sam tươi.

Thực hiện: Nấu canh ăn trong 3 – 7 ngày liên tục.

Rau Sam có nhiều tác dụng chữa bệnh

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng cây Rau sam:

  • Tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không nên dùng.
  • Rau sam là loài cây gia vị đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Rau sam có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

  1. //mplant.ump.edu.vn/index.php/rau-sam-portulaca-oleracea-portulacaeae/
  2. Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Rong nho: Loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe

Bài Viết Sau

Rau má: Dược liệu chữa bệnh từ thức uống quen thuộc

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Găng tu hú: Dược liệu Đông y kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả

Găng tu hú: Dược liệu Đông y kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả

Bổ trung dưỡng huyết thư cân phương ( Tâm đắc thần phương )

Bổ trung dưỡng huyết thư cân phương ( Tâm đắc thần phương )

Cà gai leo: Cây thuốc quý điều trị bệnh gan

Cà gai leo: Cây thuốc quý điều trị bệnh gan

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook