Tên Tiếng Việt: Củ sen.
Tên gọi khác: Liên ngẫu.
Tên khoa học: Rhizoma Nelumbinis. Họ: Sen (Nelumbonaceae).
Đặc điểm
Cây sen là cây thủy sinh sống lâu năm, mọc ra hoa và lá riêng lẻ trực tiếp từ bộ rễ.
Lá Sen: Nổi trên mặt nước hoặc được giữ ở độ cao trên mặt nước bởi cuống lá của chúng, lá màu xanh lục trung bình hoặc xanh lục lam, không có lông; mép nhẵn, thường nhấp nhô lên xuống, lá ở trên mặt nước bị lõm về phía giữa; nhiều tĩnh mạch tỏa ra từ trung tâm và trở nên phân nhánh.
Thân Sen: Màu xanh lục nhạt, mũi nhọn, không lông, nhẵn hoặc hơi có gai, chứa các khoang rỗng giúp thân (cuống lá) dựng đứng và vận chuyển oxy đến hệ thống rễ.
Hoa Sen: Đài 3 – 5, và có màu lục. Hoa sen nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen. Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng.
Quả và hạt: Mỗi hoa được thay thế bằng một bầu mầm kéo dài 3 – 4 inch và sâu 0,75cm; trở nên nâu sẫm khi trưởng thành; hạt riêng lẻ lộ ra trong các khoang nhỏ; vỏ hạt uốn cong xuống để giải phóng hạt.
Củ sen: Củ sen hay còn được gọi là liên ngẫu, là phần thân rễ mọc trong bùn của cây sen.
Sen trồng thường được thu hoạch thân rễ, hạt giống và hoa sen, tùy theo cách sử dụng của chúng trong thực tế. Thân rễ và hạt sen không chỉ được dùng làm rau ăn mà còn được dùng để nhân giống sen, ngược lại, hoa sen chủ yếu được ứng dụng làm vật trang trí và cải tạo môi trường.
Trồng trọt
Sen ưa nắng đầy đủ, ngập nước sâu đến, đất ngập mặn, nơi kín gió, ít tiếp xúc với sóng gió. Loài thực vật được giới thiệu này có thể sinh sản mạnh mẽ và chiếm lĩnh hoàn toàn một ao cạn.
Phân bố
Hoa sen là cây thủy sinh sống lâu năm, chủ yếu phân bố ở châu Á và phía bắc của châu Đại Dương, trong khi hoa sen Mỹ chủ yếu xuất hiện ở phần phía đông và phía nam của Bắc Mỹ, cũng như phía bắc của Nam Mỹ. Bị ngăn cách bởi Thái Bình Dương, hai loài này khác nhau về hình thái bên ngoài, chẳng hạn như màu sắc và hình dạng cánh hoa, hình dạng lá và kích thước thực vật.
Thu hái
Nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị gãy, tổn thương.
Bình thường, thu hoạch Củ sen khi nhiệt độ thấp, ngày ngắn, lúc đó thân sen khô, cho phép Cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô nước.
Để thu hoạch Củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ Củ sen bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc.
Chế biến
Sen sau khi nhổ về nên làm sạch rồi ngâm với muối. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Tất cả các bộ phận của Sen này đều được dùng để làm thuốc. Trong phạm vi bài này, sẽ nên rõ về tác dụng của Củ sen.
Kết quả của các cuộc điều tra về thành phần hóa học chỉ ra rằng Củ sen rất giàu các loại hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau, có thể là nguồn cung cấp các loại thuốc mới và thực phẩm tốt cho sức khỏe. Củ sen sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe người sử dụng.
Các chất dinh dưỡng trong Củ sen bao gồm: Protein, carbohydrate, chất xơ, các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6, vitamin C, Canxi, các nguyên tố vi lượng quan trọng như sắt, đồng, magie, mangan, kẽm, kali, phốt pho, natri…
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy trong Củ sen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, các polysaccharide và polyphenol.
Tính vị, quy kinh
Củ sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ phế, bổ tỳ, cầm máu, tráng dương và an thần cho người sử dụng.
Công năng, chủ trị
Hầu hết tất cả các bộ phận của cây sen đã được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc từ hơn 2000 năm nay, đặc biệt hạt sen và Củ sen được sử dụng rộng rãi hơn do hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng lớn. Trong Y học cổ truyền, Củ sen có chức năng:
Cầm máu, điều trị thiếu máu.
Cải thiện chức năng miễn dịch cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa như điều trị táo bón hoặc tiêu chảy.
Kiểm soát thần kinh.
Điều hòa chỉ số huyết áp.
Cung cấp nguồn năng lượng sạch cho cơ thể.
Hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể
Hệ thống miễn dịch là một cơ chế bảo vệ của cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh có hại. Nó tạo ra phản ứng tức thì bằng cách sử dụng các thụ thể cụ thể kích hoạt các tế bào miễn dịch, chemokine, cytokine và giải phóng các chất trung gian gây viêm.
Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, đồng, kẽm, mangan, magiê. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim, tạo cho cơ thể một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.
Củ sen giúp hỗ trợ giảm cân
Củ sen là loại thực phẩm có năng lượng thấp, giàu chất xơ và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, khi cơ thể bạn nhận được tất cả các dưỡng chất mà nó cần, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và tránh được tình trạng ăn quá nhiều, do đó kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn, hỗ trợ việc giảm cân.
Hỗ trợ tiêu hóa
Củ sen là cung cấp chất xơ tự nhiên góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa các tinh bột phức tạp, từ đó giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giúp giảm cân hiệu quả.
Bảo vệ hệ tim mạch
Trong Củ sen chứa thành phần natri và kali góp phần điều hòa huyết áp cơ thể. Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể còn kali là chất làm giãn mạch có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.
Ngoài ra trong Củ sen còn có nhiều chất xơ giúp làm giảm bớt cholesterol trong cơ thể.
Củ sen còn cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin…Từ đó giúp kiểm soát cường độ homocysteine trong máu giúp bảo vệ tim tránh các cơn đau.
Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Nước ép Củ sen có tác dụng hạ sốt. Trà Củ sen điều trị cảm lạnh hoặc ăn củ sen hầm thịt gà khi còn ấm là bài thuốc vừa ngon vừa hữu hiệu để chữa bệnh cảm lạnh, sốt.
Hoạt động chống oxy hóa
Củ sen cung cấp nhu cầu Vitamin C cho cơ thể bạn mỗi ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa rất quan trọng duy trì sức mạnh và tính toàn vẹn trong các cơ quan, mạch và da, góp phần hình thành collagen. Nó tăng cường các chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, Vitamin C loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, chống oxy hóa dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh tim và ung thư.
Liều dùng của Củ sen có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Bài thuốc kinh nghiệm chữa nôn
Chuẩn bị 30g Củ sen sống, 3g Gừng sống, đem giã nát rồi vắt lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc kinh nghiệm chữa ho ra máu
Củ sen 20g, Cỏ nhọ nồi 10g, Bách hợp hoặc Trắc bá diệp 20g, đem thái nhỏ, phơi khô, đem sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống 2 lần/ngày.
Bài thuốc kinh nghiệm điều hòa huyết áp, thư giãn
Chuẩn bị Củ sen già, bỏ chỗ sâu, đầu đuôi, ngâm muối, rửa sạch, để ráo. Đem thái mỏng, phơi khô, sao vàng hạ thổ. Dùng 10 – 20g Củ sen đã sơ chế đun nhỏ lửa 15 phút, thêm vài lát gừng mỏng (nướng cháy vỏ), thêm chút muối, uống lúc nóng.
Không nên thường xuyên sử dụng Củ sen ở những người hay đau dạ dày, hội chứng kích thích đường ruột do Củ sen chứa nhiều chất xơ khi ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Nguồn Tham Khảo:
//youmed.vn/tin-tuc/cu-sen/
//www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6696627/
//suckhoedoisong.vn/15-cong-dung-tuyet-voi-cua-cu-sen-voi-suc-khoe-169145629.htm
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.