Tên Tiếng Việt: Sổ bà.
Tên khác: Thiều biêu; cây sổ bà; ma sản.
Tên khoa học: Dillenia Indica L. Dilleniaceae.
Sổ bà là loại cây thân gỗ, to và cao khoảng 15 đến 20m. Thân gỗ có lớp vỏ xù xì, thường tróc thành mảng. Lá sổ bà to, mọc so le, có hình bầu dục, thuôn dài khoảng 1,5 đến 3 cm, phiến lá to khoảng 6 đến 10cm. Mép lá răng cưa, phiến lá có gân nổi xếp song song nhìn như rẽ quạt. Cuống lá dài khoảng 5 cm, có rãnh và lông bao phủ.
Hoa sổ bà có màu trắng, đường kính khoảng 10cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống to và có phủ lông. Hoa sổ bà có tràng 5 cánh, cánh lớn hơn đài, đài có 5 bản dày.
Quả to, tròn có màu vàng xanh khi còn non, phát triển mang theo đài. Lá đài dày, to và mọng nước, đường kính khoảng 10 cm, bao bọc thành quả giả. Lá đài có vị chua, có thể ăn sống hoặc nấu canh. Quả già có màu vàng nâu.
Mùa hoa vào tháng 3 đến tháng 5, mùa quả vào tháng 8 đến tháng 10.
Cây sổ bà phân bố chủ yếu ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Malaysia.
Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình và một số tỉnh miền Trung.
Cây sổ bà thường mọc ở các tán rừng, ẩm và độ cao khoảng 1000m. Cây ưa sáng, có thể chịu bóng. Cây cho hoa quả nhiều, quả rơi xuống và phát triển thành cây. Cũng có một số quả rơi trôi theo dòng nước, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành cây, vì vậy có thể thấy cây sổ bà mọc ở các vùng thượng nguồn sông.
Quả sổ bà sau khi thu hái, rửa sạch, bóc tách lấy lá đài mọng nước để ăn sống hoặc nấu chín dùng như rau có vị chua.
Ngoài ra, còn có thể thu hái lá, rễ, vỏ thân rửa sach, dùng tươi hoặc phơi khô dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng của cây sổ bà là lá, quả, vỏ thân và rễ.
Thành phần hóa học của cây sổ bà:
Vỏ và lá (theo The Wealth of India III, 1952): Tanin, acid malic, glucose.
Toàn cây (theo Trung Dược Từ Hải): Stigmasterol, acid betulinic, betulialdehyd, betulin, lupeol, myricetin, (+)-dihydroisorhamnetin; 3’, 5–dihydroxy–4’; 3-dimethoxyflavon–7–O–β–D-glucopyranosid; 4, 5, 7–3’, 4’-pentahydroxyflavon–3–O–β–D-glucopyranosid; 1,8-dihydroxy-2-methylanthraquinon-3–O–β–D–glucopyranosid; 5-7-dihydroxy–4’–methoxyflavon–3-O–β–D–glucopyranosid.
Tính vị: Vị chua, chát, tính bình.
Công năng: Thu liễm, giải độc.
Cây sổ bà có nhiều công dụng như:
Làm thực phẩm, nước giải khát: Quả sổ bà thường được dùng làm thực phẩm như nấu canh chua. Ngoài ra còn ăn sống hoặc ép lấy nước lá đài rồi dùng như nước giải khát, siro, mứt, thuốc trị ho.
Chữa đái dầm, ngộ độc thức ăn.
Chữa sốt, ho, phù thũng, khó tiêu, đầy bụng.
Ở Trung Quốc, rễ và vỏ thân dùng chữa sốt rét.
Ở Ấn Độ, dịch ép quả dùng nấu thành mứt và chế làm thuốc.
Ở vùng Mizoram, Ấn Độ, dịch ép của lá, vỏ dùng uống điều trị ung thư và tiêu chảy. Lá và vỏ cây còn dùng làm thuốc nhuận tràng, làm săn se niêm mạc ruột.
Chống oxy hóa, chống đái tháo đường và chống bệnh bạch cầu.
Hoạt chất acid betulinic và 3,5,7-trihydroxy-2- (4-hydroxybenzyl) -chroman-4-one) từ chiết xuất cồn của cây sổ có khả năng chống oxy hóa, chống đái tháo đường và chống bệnh bạch cầu.
Chữa đái dầm, ngộ độc thức ăn:
Liều lượng: 30 đến 40g (lá tươi) một lần, ngày 2 lần.
Cách dùng: Lá sổ bà tươi (lá bánh tẻ) thu hái, rửa sạch rồi giã nát, thêm một lượng nước nhỏ, trộn đều rồi gạn lấy nước cốt uống.
Chữa sốt, ho, phù thũng, khó tiêu, đầy bụng:
Liều lượng: 8 đến 16g (lá khô).
Cách dùng: Lá sổ bà phơi khô, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, uống. Hoặc nấu thành cao để dùng dần.
Thực phẩm
Quả sổ bà dùng để ăn sống hoặc ép lấy nước để làm nước giải khát, nấu canh chua.
Chữa đái dầm, ngộ độc thức ăn
Chuẩn bị: Lá sổ bà tươi 30 đến 40g.
Thực hiện: Lá sổ bà tươi (lá bánh tẻ) thu hái, rửa sạch rồi giã nát, thêm một lượng nước nhỏ, trộn đều rồi gạn lấy nước cốt uống. Mỗi lần dùng 30 đến 40g lá tươi, ngày 2 lần.
Chữa sốt, ho, phù thũng, khó tiêu, đầy bụng
Chuẩn bị: Lá sổ bà khô 8 đến 16g.
Thực hiện: Lá sổ bà phơi khô, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, uống hoặc nấu thành cao để dùng dần.
Cũng như các loại dược liệu khác, chỉ dùng sổ bà với liều lượng vừa đủ, không dùng quá liều để tránh các tác dụng không mong muốn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường khi dùng sổ bà thì nên ngưng ngay lập tức và liên hệ trung tâm y tế để sơ cứu kịp thời.
Nguồn Tham Khảo:
Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/so%CC%89-ba.html
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (tập 2)
Thuốc dân tộc: Thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-so
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.