Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Hoa sói: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụng

Hoa sói: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụng

By Công Đông Y
Hoa sói: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụng

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hoa sói: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụngcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Hoa sói là một loài hoa khá nhỏ tuy nhiên tác dụng mà nó mang lại vô cùng lớn đối với con người. Hoa sói được sử dụng trong y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như: Chữa viêm xương, gãy xương, sát trùng trừ ngứa, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Sói (Hoa).

Tên gọi khác: Hoa sói; Sói gié.

Tên khoa học: Chloranthus spicatus (Thumb.) Makino, Nigrina spicatus Thunb, Chloranthus Inconspicuus Swartz.

Tên tiếng Anh: Chloranthus spicatus.

Họ: Hoa Sói – Chloranthaceae.

Họ Hoa sói là một họ trong thực vật có hoa. Họ này gồm 4 chi, với khoảng 75 loài cây thân thảo hay thân gỗ chủ yếu sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng không có ở châu Phi đại lục. Tại Madagascar chỉ có chi Ascarina.

Đặc điểm tự nhiên

Cây sói là cây thân thảo cao 1,5 m, hoa màu vàng có mùi thơm dễ chịu vào mùa hè và mùa thu. Thân màu xanh đậm, có các nốt sần. Mỗi cây chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh lại chia thành nhiều đoạn. Thân ngầm phát triển thành nhiều nhánh. Cây được trồng ở Việt Nam để lấy hoa làm hương trà.

Hoa sói phát triển rất nhanh, từ một cây ban đầu, sau 2-3 năm cây có thể mọc thành chùm với 25-30 cành.

Lá cây sói hình bầu dục đơn giản, mọc đối nhau. Lá nhọn ở đầu, có răng cưa. Lá có phiến bầu dục rộng, dài 4-10cm, rộng 2-5cm, nhẵn, không lông. Mỗi lá có 5-7 cặp gân phụ, cuống dài 1-2cm. Mặt lá có những đường gân nổi rõ, bóng đẹp.

Hoa sói: Là loài hoa thơm để pha trà chữa bệnh. Hoa nhỏ như hạt kê, thường mọc ở đầu cành thành từng chùm. Mỗi chùm như vậy có khoảng 4 – 6 cành, trung bình mỗi cành có từ 15 – 20 bông hoa nhỏ mọc trên đó. Hoa màu xanh vàng, không cánh và có mùi thơm nồng dễ chịu.

Cây hoa sói ra hoa quanh năm, chu kỳ 30 – 35 ngày từ khi ra nụ hoa đến khi trưởng thành. Hoa nở rộ nhất vào tháng 3-4. Đến tháng 6-8 hoa thường nhỏ hơn và sản lượng cũng giảm vì nắng nóng.

Quả của cây Hoa sói hình quả mọng. Quả có kích thước nhỏ, đường kính từ 3 đến 4mm. Quả thường tập trung thành từng chùm ở đầu cành, mỗi chùm khoảng 18-20 quả. Quả khi chín có màu đỏ gạch rất đẹp.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Hoa sói có nguồn gốc từ Châu Á. Cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Ngoài ra, nó còn được trồng rải rác ở các địa phương khác. Với mục đích làm cảnh, làm thuốc hoặc để ướp trà. Hoa sói là loại cây ưa bóng, ưa ẩm nên rất thích hợp trồng ở vùng trung du, núi thấp.

Thu hái

Khi trồng Hoa sói phải chọn loại đất thích hợp để tưới. Đây là loại cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, lại có mùi thơm nên thường được trồng làm cảnh trong sân vườn, lối đi.

Có thể thu hái Hoa sói quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hái vào tháng 3 – 4. Đây là mùa hoa nở nhiều nhất trong năm, hoa thơm và tinh túy nhất.

Thân và rễ Hoa sói nên được lấy từ cây trưởng thành.

Chế biến

Hoa sói được đem về rửa sạch đất cát. Có thể dùng tươi hoặc khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận hoa, quả và toàn bộ thân, rễ của cây sói rừng đều được dùng làm thuốc.

Hoa sói: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụng
Hoa sói được dùng làm thuốc chữa bệnh

Thành phần hoá học

Trong rễ hoa Sói có 11 monoterpen, 11 sesquiterpenes, 7 hợp chất với oxi. Hoa và rễ cũng chứa tinh dầu, flavonoid, axit fumaric…

Các thành phần chính của hoa Sói gồm (Z) -β-ocimene (6,3%), allo-aromadendrene (6,2%), sarisan (2-allyl-4,5-methylenedioxyanisol, 4,2%) và selina-4 (15), 7 (11) -diene (6,4%).

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh

Theo Đông y, toàn cây có vị ngọt, cay, hơi chát, tính chiến.

Công năng, chủ trị

Hoa Sói đã được sử dụng từ xa xưa trong Y học cổ truyền:

  • Được sử dụng để điều trị đau nhức, chấn thương và chảy máu.

  • Chữa chảy máu, gãy xương, viêm tủy xương, ngã do chấn thương.

  • Hoa Sói trị cảm lạnh.

  • Trị viêm khớp dạng thấp đau tê khớp.

  • Chữa động kinh.

  • Chữa tử cung sa xuống.

  • Chữa mụn nhọt, đinh độc chưa làm mủ.

  • Chữa ho.

Theo y học hiện đại

Tác dụng trên hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là một cơ chế bảo vệ của cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh có hại. Nó tạo ra phản ứng tức thì bằng cách sử dụng các thụ thể cụ thể kích hoạt các tế bào miễn dịch, chemokine, cytokine và giải phóng các chất trung gian gây viêm.

Các nghiên cứu cho thấy lá và cành cây Hoa sói rừng có tác dụng trên hệ miễn dịch tương tự như rễ nhân sâm.

Tác dụng kháng khuẩn

Hoa Sói có chứa flavonoid và axit fumaric có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình sản xuất tiểu cầu trong máu và hỗ trợ tuần hoàn.

Cao toàn cây hoa Sói rừng có tác dụng kháng khuẩn tốt trên một số loài như Shigela, Staphylococcus, Salmonella, Escherichia coli và Streptococcus pyogenes.

Tác dụng chống ung thư

Chất sesquiterpenes có trong hoa cây sói rừng có khả năng bảo vệ gan. Ngoài ra Hoa sói giúp giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư. Vì vậy, cây còn được đề xuất sử dụng thay thế trong điều trị bệnh.

Hoa sói giúp làm giảm kích thước và cải thiện được tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, làm tăng cân nặng, làm cải thiện thể trạng bệnh nhân.

Hoa sói có cả tác dụng chống ung thư, lẫn tác dụng kháng khuẩn, nên dùng để chữa ung thư có biến chứng nhiễm khuẩn rất tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Hoa sói có hiệu quả tốt hơn đối với các loại ung thư dạ dày, ung thư thực quản,ung thư gan, ung thư tuyến tụy, bệnh bạch cầu và sarcom lưới dòng lympho.

Hoa sói có tác dụng chống ung thư
Hoa sói có tác dụng chống ung thư

Liều dùng & cách dùng

Các sản phẩm tự nhiên đã được sử dụng trong điều trị các tình trạng bệnh lý mãn tính khác nhau của con người vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa.

Liều dùng của Hoa Sói có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý nền và một số vấn đề cần quan tâm khác. Vì vậy bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng của Hoa Sói nên vào khoảng 10-12 g / ngày. Không nên dùng quá nhiều để tránh bị ngộ độc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc kinh nghiệm dùng trị sốt, cảm mạo, thiên đầu thống, động kinh

Toàn thân Hoa sói được. Ngày 10 – 20g, sắc lấy nước uống.

Hoa sói chữa thiên đầu thống
Hoa sói chữa thiên đầu thống

Bài thuốc kinh nghiệm trà hoa sói giúp điều hòa miễn dịch

Hái Hoa sói tươi về sơ chế sạch với nước, để ráo dưới gió. Sau đó cho Hoa sói ướp theo tỷ lệ 300 – 400g một kg trà. Sau đó pha nước uống.

Lưu ý

Lưu ý

Thân và rễ cây sói rừng có độc nên những bộ phận này chỉ nên dùng ngoài da, không được uống. Có thể giã nát để đắp ngoài vết thương, hoặc ngâm rượu để xoa bóp.

Các đối tượng đặc biệt

Có một số nghiên cứu hạn chế hoặc không có sẵn về việc sử dụng Hoa sói cho trẻ em và tính an toàn của nó chưa được nghiên cứu ở trẻ em. Do đó, bạn không bao giờ nên cho trẻ ăn rễ ngưu bàng trừ khi có sự giám sát của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cố gắng mang thai không nên dùng Hoa sói hoặc các chất bổ sung.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Characterization of candidate class A, B and E floral homeotic genes from the perianthless basal angiosperm Chloranthus spicatus (Chloranthaceae) (2005) //www.researchgate.net/publication/7716988_Characterization_of_candidate_class_A_B_and_E_floral_homeotic_genes_from_the_perianthless_basal_angiosperm_Chloranthus_spicatus_Chloranthaceae

  2. Composition of the essential oil of flowers ofChloranthus spicatus (Thunb.) Makino (2006) //www.academia.edu/7287489/Composition_of_the_essential_oil_of_flowers_ofChloranthus_spicatus_Thunb_Makino

  3. Composition of the essential oil of flowers ofChloranthus spicatus (Thunb.) Makino (2020) //bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/vi-thuoc-hoa-soi

  4. Hoa sói (2021) //www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/hoa-soi

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Hạt chia: Thực phẩm chứa nhiều tác dụng

Bài Viết Sau

Quả sung: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụng

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Lưu ý khi sử dụng các thảo dược mát gan

Lưu ý khi sử dụng các thảo dược mát gan

Dưa gang tây: Loại quả quen thuộc với tác dụng an thần

Dưa gang tây: Loại quả quen thuộc với tác dụng an thần

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook