Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Sơn nại: Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh

Sơn nại: Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh

By Công Đông Y
Sơn nại: Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Sơn nại: Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Sơn nại hay còn gọi là địa liền là một cây thuốc nam quý được sử dụng trong Y học cổ truyền, Sơn nại có công dụng: Chữa ngực, bụng lạnh đau, thổ tả, nôn, cảm sốt, nhức đầu, đau do phong thấp.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Sơn nại.

Tên khác:

Địa liền.

Tên khoa học: Kaempferia galanga L.

Thuộc họ: Zingiberaceae (Gừng).

Đặc điểm tự nhiên

Sơn nại là cây thân thảo, thuộc họ gừng, sống lâu năm, không có thân. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ bám vào nhau, hình trứng.

Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, phía cuống hẹp lại thành một cuống dài độ 1 – 2 cm, mặt trên màu xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, có hai mặt đều những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau, chừng 8 – 10 cm, rộng 6 – 7 cm.

Sơn nại có cụm hoa không cuống, mọc ở giữa ẩn trong bẹ lá, lá bắc hình mũi mác nhọn, gồm 6 – 12 hoa màu trắng với những đốm màu tím ở giữa xếp thành hình bánh xe. Cây quanh năm xanh tốt. Mùa hoa tháng 5 – 7.

Sơn nại: Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh
Sơn nại

Phân bố, thu hái, chế biến

Chi Kaempferia L. có 9 – 10 loài ở Việt Nam. Sơn nại phân bố ở Ấn Độ, Malysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cây Sơn nại mọc hoang và được trồng khắp các địa phương.

Từ tháng 12 sau khi cây bị tàn lụi, người ta đào củ về hoặc để đến tháng giêng. Củ đào về rửa sạch sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, sấy lưu huỳnh qua một đêm rồi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Có những nơi người ta chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của Sơn nại là thân rễ, thu hái vào mùa đông xuân, rửa sạch phơi khô, không được sấy bằng than vì sẽ làm củ bị đen và kém mùi thơm.

Thành phần hoá học

Thân rễ địa liền khô chứa 2,4-3,9% tinh dầu, thành phần chủ yếu trong tinh dầu là acid p-methoxycinamic, ethylcinamat và p-methoxy ethylcinamat.

Ngoài ra thân rễ còn có các hợp chất n – pentadecan, A3 – caren, camphen…

cây địa liền
Cây Địa liền

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, sơn nại có vị cay, tính ôn, quy vào 2 kinh Tỳ và Vị, có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tiêu thực, bại khí độc.

Địa liền thường được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, thuốc kiện vị giúp tiêu hoá chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.

Liều dùng

Mỗi ngày dưới 3 – 6 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay thuốc hãm.

Sơn nại 1 kg, rau má 1 kg, thổ phục linh 1 kg, cam thảo 0,5 kg. Tất cả phơi khô tán bột. Mỗi ngày uống 2 – 4 g. Điều trị nhức đầu, cảm sốt, táo bón kinh niên và ăn không tiêu.

Viên bạch – địa – can gồm sơn nại 0,03 g, bạch chỉ 0,1 g, cát căn 0,12 g đã được ứng dụng trong điều trị làm sàng cho kết quả tốt. Thuốc có tác dụng hạ sốt rõ rệt, giảm đau, kháng khuẩn, ít gây tác dụng phụ nên an toàn cho người lớn và trẻ em. Dùng ngoài, rượu ngâm riêng sơn nại hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như huyết giác, thiên niên kiện, địa hồi, quế chi, long não dùng xoa bóp, chữa đau nhức, tê phù hoặc ngậm chữa đau răng (không được uống).

Ngoài ra, tinh dầu Sơn nại còn để chế nước hoa, mỹ phẩm, làm vị điều hương trong thực phẩm.

Ở philippin, nước sắc Sơn nại chữa ăn uống khó tiêu, sốt rét. Lá Sơn nại giã nát, hơ nóng, đắp chữa tê thấp. Ở Malaysia, thân rễ Sơn nại được dùng để chữa cao huyết áp, lở loét, hen suyễn. Lá và thân rễ cây Sơn nại được nhai ngậm giúp chữa ho và đau họng. Thân rễ dùng riêng chữa cảm lạnh. Một vài nơi dùng lá và thân rễ Sơn nại làm rau ăn sống.

Theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, Sơn nại đã được chứng minh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

Tác dụng giảm đau: Thực nghiệm tiêm ung dịch acid acetic 0,6% vào xoang bụng chuột nhắt trắng để gây đau nội tạng là những ơn đau quặn, địa liền dùng với liều 5 g/kg thể trọng, một giờ sau khi dùng thuốc bằng đường uống đã làm giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau.

Tác dụng chống viêm: Thực nghiệm trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng kaolin, Sơn nại và tinh thể chiết từ cây này có tác dụng chống viêm rõ rệt.

Tác dụng hạ sốt: Sơn nại với liều 5 g/kg bằng đường uống giúp hạ sốt cho thỏ bị gây sốt bằng pyrogen.

Liều dùng & cách dùng

Sơn nại 2 – 4 g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha chế như chè mà uống.

Kiêng kỵ: Âm hư, thiếu máu hoặc vị có hoả uất không dùng.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh

Sơn nại 2 g, quế chi 1 g, đem tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1 g bột.

Chữa ngực bụng lạnh đau

Sơn nại, đinh hương, đương quy, cam thảo, với lượng bằng nhau, tán nhỏ thành bột, trộn với hồ làm viên bằng hạ ngô. Mỗi lần uống 10 viên.

Chữa cảm sốt nhức đầu

Dùng 5 g Sơn nại, 10 g cát căn và 5 g bạch chỉ, đem nghiền mịn và làm viên uống.

Trị ho gà

Dùng 300 g sơn nại, 1000 g rau sam tươi, 300 g lá chanh, 500 g tía tô, 1000 g rau má tươi và 1000 g vỏ rễ dâu đã được tẩm mật ong và sao. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, sau đó cho vào nồi và thêm 12 lít nước và đun sôi trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi cạn còn 4 lít cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng dần. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 15 – 30 ml.

Điều trị táo bón kinh niên, nhức đầu, ăn không tiêu, cảm sốt

Sử dụng 1000 g địa liền, 1000 g thổ phục linh, 1000 g rau má tươi và 500 g cam thảo. Đem phơi khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày hòa tan 2 – 4 g với nước và uống.

Sơn nại chữa bệnh
Sơn nại mang lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh

Lưu ý

Phụ nữ có thai, người có bệnh loét bao tử không dùng.

Tránh nhầm lẫn với cây Kaempferia angustifolia mà nhân dân Phú Thọ cũng gọi là địa liền.

Nguồn Tham Khảo:

  1. //tracuuduoclieu.vn/dia-lien.html
  2. //suckhoedoisong.vn/
  3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, Trang 782 – 785.
  4. Đỗ Tất Lợi, Cây thuốc và vị thuốc VN. Trang 365 – 366.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Sổ bà: Thảo dược từ núi rừng giúp chống oxy hóa, đái tháo đường

Bài Viết Sau

Sâm vò: Vị thuốc thanh nhiệt, giải khát quen thuộc

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Mầm đậu tương: Loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp nữ giới.

Mầm đậu tương: Loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp nữ giới.

Bài thuốc đông y trị bệnh sỏi tiết niệu

Bài thuốc đông y trị bệnh sỏi tiết niệu

Khoai nưa: Loài khoai có tác dụng chữa bệnh

Khoai nưa: Loài khoai có tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook