Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Sơn thù (Quả): Bài thuốc giúp tăng cường sinh lực phái mạnh

Sơn thù (Quả): Bài thuốc giúp tăng cường sinh lực phái mạnh

By Công Đông Y
Sơn thù (Quả): Bài thuốc giúp tăng cường sinh lực phái mạnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Sơn thù (Quả): Bài thuốc giúp tăng cường sinh lực phái mạnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Sơn thù du là quả chín phơi hoặc sấy khô của cây Sơn thù – Cornus officinalis. Đây là vị thuốc quý, có tác dụng cố tinh, bổ dương, trợ ngũ tạng và phá trưng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, tác dụng, cách dùng của loại thảo dược này.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Sơn thù (Quả).

Tên gọi khác: Sơn thù du, Sơn du nhục, Táo bì.

Tên khoa học: Fructus Corni officinalis. Thuộc họ Sơn thù (tên khoa học là Cornaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Loại cây nhỏ sống lâu năm, cao khoảng 4m, vỏ xám nâu, cành nhỏ không có lông, lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên có 5 – 7 đôi gân phụ. Hoa nở trước lá, mọc thành tán, hoa nhỏ có màu vàng. Quả hình trái xoan, khi chín có màu đỏ tươi, nhẵn, khi phơi khô nhăn nheo hình mạng, mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 8 – 10.

Sơn thù (Quả): Bài thuốc giúp tăng cường sinh lực phái mạnh
Cây Sơn thù

Phân bố, thu hái, chế biến

Sơn thù hiện nay đa số là nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Triết Giang, Tứ Xuyên.

Tại nước ta, một số người dùng thịt quả táo hay táo chua thay cho sơn thù nhưng thực tế cả hai cây khác xa về thực vật.

Bộ phận sử dụng

Quả khô của cây sơn thù được thu hái lúc vỏ ngoài chuyển sang màu đỏ, nhúng vào nước sôi ít phút, lấy thịt bỏ hạt, rồi làm khô.

Thành phần hoá học

Sơn thù du có chứa tannin, glucoside, axit malic, axit gallic, axit tartric, axit ursolic, morroniside, cornuside, secologanin, vitamin A, isoterchebin, phytochemistry, cornus-tannin, valine, histidine, serine, threonine,…

Trong quả có các glucoside bao gồm cornuside, morroniside, metylmorroniside, sweroside, loganin. Lá chứa secologanin (Jensen S.R . et.al Phytochemistry, 1973,64,2064). Trong lá tươi phát hiện thấy vitamin E và C.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Vị chua, sáp, tính ấm. Quy vào kinh Can và Thận.

Công dụng

Bí tinh, tráng nguyên khí, ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất.

Chủ trị

Trị lưng gối đau mỏi, liệt dương, ù tai, đàn ông di tinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Bổ can thận, làm tinh khí bền; cầm không ra mồ hôi nhiều ở người bệnh lâu ngày, suy nhược.

Điều trị bệnh tiểu gắt, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, tiểu đêm nhiều lần.

Sơn thù hình phiến hoặc hình nang, đa số đã bị vỡ, nhăn, dài 1 – 1,5cm, cùi dầy không đến 0,12cm. Mặt ngoài mầu hồng tím hoặc mầu đen tím, nhăn, có miệng rạch bỏ hột, 1 đầu có rốn nhỏ hình tròn. Mầu đậm, mặt trong mầu tương đối nhạt hơn, không trơn bóng. Không mùi, vị chua, chát, hơi đắng.

sơn thù du
Quả thuốc vị chua với nhiều công dụng chữa bệnh

Theo y học hiện đại

Cao quả sơn thù du có tác dụng kháng khuẩn đối với các trực khuẩn thương hàn và lỵ.

Cao Sơn thù du có tác dụng chống loạn nhịp tim. tác dụng này có liên quan đến sự kéo dài điện thế hoạt động. Sự tăng điện thế nghỉ, và giảm tính tự phát của nút xoang.

Ngoài ra, sơn thù có tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp.

Liều dùng & cách dùng

Sơn thù du thường được dùng ở dạng sắc là chủ yếu.

Liều dùng 6 – 12g, có thể dùng đến 30g/ngày trong trường hợp cần thiết.

Bài thuốc kinh nghiệm

Giúp tăng cường sức khỏe nam giới

Sơn thù 16g, cẩu tích 12g, nhân sâm 10g, khởi tử 12g, thục địa 16g, tơ hồng xanh 20g, nhục thung dung 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g, liên nhục 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, ngũ vị 10g.

Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

sơn thù du chữa bệnh
Sơn thù du cường âm trợ dương – Thảo dược quý chữa nhiều bệnh

Trị chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể

Thảo hoàn đơn: Sơn thù, Bồ cốt chỉ, Đương quy mỗi vị đều 10g, Xạ hương 0,1g, tán bột mịn, luyện mật thành hoàn uống với nước muối nhạt.

Sơn thù, Thạch xương bồ, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Hoàng bá, Ngũ vị tử mỗi vị lương bằng nhau 6g sắc uống hằng ngày hay ngâm với rượu uống 15 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 – 5 lần.

Trị chứng ra mồ hôi ở trẻ em hay cơ thể suy nhược sau khi mắc bệnh

Lai phục thang: Sơn thù du, Đảng sâm đều 30g, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh bạch thược đều 12g, Cam thảo 3g sắc uống trị mồ hôi ra nhiều

Trị phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều do cơ thể yếu hoặc do tiểu cầu giảm

Sơn thù du 30g, Nhâm sâm 4 – 8g sắc uống (nếu huyết nhiệt không dùng).

Sơn thù nhục, Thục địa đều 15g, Đương quy, Bạch thược đều 12g sắc uống.

Trị chứng tăng cholesterol máu

Lục vị hoàng: Thục địa 20g, Hoài sơn, Sơn thù đều 10g, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì đều 8g sắc uống.

Chữa tăng huyết áp ở người có bệnh thận

Sơn thù du 10g; phục linh, sinh địa, hoài sơn, thạch hộc, mỗi vị 12g, kỷ tử, cúc hoa, trạch tả, mỗi vị 10g, mẫu đơn bì 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa thận hư, ù tai

Sơn thù du, thạch xương bồ, địa hoàng, cam cúc hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang, hoặc ngâm rượu uống. Uống trong 15 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi uống tiếp 3 đến 5 đợt.

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng:

  • Tiểu không thông, tiểu tiện ít, tiểu tiện rắt buốt.
  • Thấp nhiệt.
  • Thanh niên đang trong độ tuổi phát dục bị viêm tiết niệu cấp.
  • Tương kỵ: Cát cánh, Phòng phong, Phòng kỷ​.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 781, 782, 783.

  2. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

So đo tím: Cây thảo dược với nhiều công dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Sòi: Cây thuốc giúp thông phế, lợi tiểu

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Tảo bẹ: Loài tảo biển có tác dụng điều hòa tuyến giáp

Tảo bẹ: Loài tảo biển có tác dụng điều hòa tuyến giáp

Sài hồ thư can ẩm (Thống chỉ)

Sài hồ thư can ẩm (Thống chỉ)

Hoài sơn: Vừa là vị thuốc phổ biến vừa là dược liệu hay gặp.

Hoài sơn: Vừa là vị thuốc phổ biến vừa là dược liệu hay gặp.

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook