Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Sui: Loài thực vật có nhựa rất độc

Sui: Loài thực vật có nhựa rất độc

By Công Đông Y
Sui: Loài thực vật có nhựa rất độc

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Sui: Loài thực vật có nhựa rất độccung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cây sui là loài thực vật mọc hoang ở các nước Châu Á, chủ yếu ở miền núi cao. Nhựa cây sui rất độc với tim và hiện vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu để làm thuốc trị bệnh. Do đó, không được tự ý sử dụng để tránh ngộ độc.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Sui

Tên khác: Xui; Nong; Nỗ tiễn tử; Cây thuốc bắn

Tên khoa học:Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch.

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

Đặc điểm tự nhiên

Cây sui là cây lớn với gốc rất to và có thể đạt đến chiều cao 30 m. Lá sui mọc đối xứng với cuống lá dài 8 – 10 cm. Chiều dài phiến lá chừng 6 cm, chiều rộng khoảng 5,5 cm, cả hai mặt lá hơi nhám.

Sui: Loài thực vật có nhựa rất độc
Hình ảnh cây Sui trong tự nhiên

Cụm hoa có cùng gốc, mọc ở kẽ lá. Hoa đực và hoa cái đều mọc trên một đế hoa, xung quanh có tổng bao. Trong đó, nhiều hoa đực mọc tụ lại trên đế hoa hơi khum lên, bao quanh là tổng bao gồm nhiều lá bắc; còn hoa cái thì mọc đơn độc.

Quả cây sui là quả thịt, dày khoảng 12 mm với chiều dài 18 mm. Hạt sui có hình trứng, dài 13 mm, rộng 8 mm.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây sui mọc hoang khá nhiều ở miền Nam Trung quốc (Hải Nam), Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Ở Việt Nam, có thể tìm thấy cây sui mọc tự nhiên ở các vùng núi.

Sui có thể được thu hái quanh năm nhưng cần rất cẩn thận trong quá trình thu hoạch. Người ta băm vỏ cây để thu lấy nhựa cây chảy ra. Nhựa này có độc, người dân ngày xưa thường tẩm lên mũi tên để săn bắt thú rừng. Bên cạnh đó, vỏ cây sui còn được dùng làm quần áo, chăn hoặc túi đựng đồ.

Bộ phận sử dụng

Nhựa cây, vỏ cây.

Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu, trong nhựa cây sui có chứa 2 glucoside tim mạnh và độc là α – antiarin và β – antiarin.

α – antiarin có công thức phân tử là α – C29H42O11.4H2O. Chất này có dạng bột tinh thể, phản ứng trung tính; tan trong 250 phần nước ở 20°C và 27 phần nước sôi, 70 phần rượu 85°, 2800 phần eter. α – antiarin nóng chảy ở 242°C (một tài liệu khác ghi là 220 – 225°C), độ quay cực αD là -4°. Thủy phân antiarin bằng HCl loãng trong môi trường rượu đun sôi tạo thành đường antiarose (hay d gulometylose C6H12O5) và antiarigenin có nhiệt độ nóng chảy 180°C.

β – antiarin có công thức phân tử là β – C29H42O11.3H2O với tinh thể hình kim hoặc hình trụ. Nhiệt độ nóng chảy là 225°C (có tài liệu nói 206 – 207°C). Thủy phân β – antiarin thu được L – rhamnose, antiarigenin.

Thuốc thử kiliani (acid sulfuric + Fe (III) sulfat) hòa tan antiarin cho dung dịch màu vàng, ngả vàng cam.

Khi thủy phân mạnh, cả α – antiarin và β – antiarin đều tạo thành dihydroantiagenin. Do vậy, các nhà khoa học Tschesche, Haupt (1936) và Reichstein (1948) cho rằng α và β – antiarin chỉ khác nhau phần đường và antiarose (d gulometylose) là đồng phân của L – rhamnose.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Nhân dân lưu truyền rằng nhựa sui uống vào không độc, có thể chữa đau bụng và gây đại tiện mạnh nhưng việc sử dụng rất nguy hiểm, có thể chết người.

Thịt thú rừng khi bị săn bắt bằng nhựa cây sui có thể ăn được.

Theo y học hiện đại

α – antiarin và β – antiarin rất độc và tác dụng mạnh đối với tim (hơn cả digitalis), trong đó β – antiarin có tác động mạnh hơn α – antiarin (theo nghiên cứu của Trần Khắc Khôi – 1937).

Tiêm dưới da chó nước sắc cây mã tiền Strychnos ovalifolia hòa với nhựa sui gây thở gấp, thở khó, nôn, co quắp rồi chết.

Liều dùng & cách dùng

Do độc tính của sui, người ta chỉ sử dụng loài thực vật này để săn bắt thú rừng lớn, may quần áo, chăn…

sui 3
Hình ảnh chăn Sui

Bài thuốc kinh nghiệm

Làm chăn, quần áo

Ngâm vỏ cây sui vài ngày trong hồ/ao rồi bóc lấy vỏ, dùng vỏ đó may thành chăn, quần áo. Lưu ý tay chân không được có vết thương khi dùng vỏ sui.

Săn bắt thú rừng lớn

Tẩm nhựa sui lên mũi tên để săn bắt thú rừng lớn.

Lưu ý

Không để nhựa sui dính vào các vết thương, vết loét do độc tính vào máu gây độc. Nhựa sui gây kích ứng da mạnh và có thể gây viêm mắt. Rửa sạch và gặp bác sĩ ngay nếu vô tình nhựa sui dính vào da/mắt.

Khi có các triệu chứng ngộ độc nhựa sui (thở gấp, thở khó, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim…), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng dược lý của cây sui, do đó tuyệt đối không tự ý sử dụng cây sui để trị bệnh vì có thể gây độc rất nguy hiểm.

sui 4
Nhựa sui gây ngộ độc, khó thở

Nguồn Tham Khảo:

Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)

//tracuuduoclieu.vn/sui.html

//www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-sui

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Sấu: Giảm ho và giải nhiệt ngày hè

Bài Viết Sau

Sen (Hạt): Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Dương lá rung: Loài thảo dược hỗ trợ giảm các triệu chứng đau của cơ thể

Dương lá rung: Loài thảo dược hỗ trợ giảm các triệu chứng đau của cơ thể

Ráy: Loài cây có nhiều công dụng chữa bệnh

Ráy: Loài cây có nhiều công dụng chữa bệnh

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook