Tên Tiếng Việt: Tảo bẹ
Tên khác:
Kelpware; Alga Noruega o Nudosa; Algue Laminaire; Ascophylle Noueuse; Ascophyllum nodosum; Atlantic Kelp; Black Tang; Bladder Fucus; Bladder Wrack; Blasentang; Chêne Marin; Cutweed; Fucus; Fucus Vésiculeux; Goémon; Kelp; Kelpware; Kelp-Ware; Knotted Wrack; Laitue de Mer; Laitue Marine; Laminaire; Marine Oak; Meereiche; Norwegian Seaweed; Quercus Marina; Rockweed; Rockwrack; Schweintang; Sea Kelp; Seawrack; Tang; Varech; Varech Vésiculeux
Tên khoa học:Laminaria saccharina Lam, Laminaria japonica Aresch, họ Tảo bẹ – Laminariaceae
Tảo bẹ có tán dẹt nom như lá, dài 1 – 15m, rộng 20 – 50cm, có màu nâu, có bộ phận hình trụ nom như thân và có những móc trông như rễ để bám vào đáy biển. Tảo bẹ là một loại rong biển thuộc bộ Laminariales (ngành: Heterokontophyta).
Mặc dù không được coi là một bộ đa dạng về mặt phân loại nhưng tảo bẹ rất đa dạng về mặt cấu trúc và chức năng. Loài được công nhận rộng rãi nhất là tảo bẹ khổng lồ (một số loài Macrocystis), mặc dù rất nhiều chi khác ví dụ như Laminaria, Ecklonia, Lessonia, Alaria và Eisenia cũng đã được mô tả.
Cấu trúc hình thái học của tảo bẹ được định nghĩa bằng ba đơn vị cấu trúc cơ bản như sau:
Holdfast là một khối giống như rễ, giúp neo tản tảo bẹ xuống đáy biển, mặc dù không giống như rễ thực sự, nó không chịu trách nhiệm hút và vận chuyển chất dinh dưỡng lên phần còn lại của tản.
Stipe là một bộ phận tương tự thân cây, kéo dài theo chiều dọc từ holdfast và cung cấp một khung đỡ cho các đặc điểm hình thái học khác.
Frond là lá – hoặc các bộ phận phụ có hình như lưỡi dao kéo dài ra từ stipe, đôi khi dọc chiều dài tối đa của nó, và là nơi hút dinh dưỡng cũng như diễn ra hoạt động quang hợp.
Ngoài ra, nhiều loài tảo bẹ còn có pneumatocysts, hay còn gọi là những bong bóng lọc khí, thường nằm ở đầu frond gần với stipe. Những cấu trúc này cung cấp sức nổi cần thiết để tảo bẹ có thể duy trì được trạng thái đứng thẳng trong cột nước.
Tảo bẹ là một loài rong biển mọc ở vùng nước nông, có mặt ở quanh bờ biển ở khắp nơi trên thế giới. Ở biển Đông chủ yếu là loài Ljaponica Aresch. Tảo bẹ phát triển trong các rừng tảo bẹ thuộc những khu vực đại dương nước nông, và được cho là đã tồn tại trong thế Trung Tân cách đây khoảng từ 23 đến 5 triệu năm trước. Tảo bẹ cần sống trong môi trường nước giàu chất dinh dưỡng với nhiệt độ 6 – 14°C (43 – 57°F). Loài này có tốc độ tăng trưởng nhanh, các chi Macrocystis và Nereocystis có thể mọc dài thêm nửa mét mỗi ngày cho đến khi đạt đến chiều dài tối đa từ 30 – 80m (100 – 260ft).
Tảo bẹ ở độ sâu 5 – 6m nên phải dùng cào có cán dài vớt lên phơi khô, loại sạch tạp chất rồi xay thành bột khô. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng tảo bẹ tự nhiên dưới nhiều dạng như: Tảo bẹ tươi, nấu chín, tảo bẹ dạng bột hay dưới dạng thực phẩm chức năng.
Tảo bẹ khi chế biến thành món ăn sẽ có sự khác biệt nhẹ về màu sắc, mùi vị và thành phần dinh dưỡng. Tảo bẹ cũng được dùng để sản xuất natri alginate được sử dụng như một chất làm đặc trong nhiều loại thực phẩm như kem, nước sốt salad.
Toàn thân.
Trong tảo bẹ có chứa thành phần dinh dưỡng như Iod, Sắt, Mangan, Canxi, Magie, Đồng, Kẽm, Riboflavin (vitamin B2), Niacin (vitamin B3), Thiamin (vitamin B1), Vitamin A, B12, B6 và C. Ngoài ra, tảo bẹ còn chứa các thành phần chống oxy hóa tự nhiên bao gồm carotenoid, flavonoid và alkaloid có thể giúp dọn sạch các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô.
Dược điển Đông Y Trung Quốc quy định dùng tảo bẹ L.japonica Aresch, để chữa bướu cổ, tràng nhạc… ngoài ra còn có thể dùng các loài tảo mơ – Sargassum thuộc họ tảo mơ (Sargassaceae) với công dụng như tảo bẹ.
Khả năng chống oxy hóa
Tảo bẹ chứa các thành phần chống oxy hóa tự nhiên bao gồm carotenoid, flavonoid và alkaloid có thể giúp dọn sạch các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô.
Các chất chống oxy hóa như vitamin C và các khoáng chất như mangan và kẽm giúp giảm các stress oxy hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhiều ý kiến còn cho rằng tảo bẹ có thể giúp đẩy lùi một số bệnh mãn tính bao gồm cả ung thư.
Một số nghiên cứu gần đây đã đi sâu khám phá vai trò của các loại rong biển đối với bệnh ung thư đại tràng và ung thư liên quan đến estrogen, viêm xương khớp và một số căn bệnh khác. Một hợp chất có mặt trong tảo bẹ có tên là fucoidan cũng giúp phòng di căn ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt.
Tác dụng đối với bệnh béo phì và tiểu đường
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng ức chế hấp thu chất béo của tảo bẹ. Trong tảo bẹ có chứa một loại chất xơ tự nhiên có tên là alginate, các nghiên cứu chỉ ra rằng loại chất xơ này có thể giúp làm ngừng trệ sự hấp thu mỡ tại ruột. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Food Chemistry, alginate có thể ức chế hấp thu chất béo tại ruột tới 75%.
Tảo bẹ cũng cho thấy tác dụng tiềm năng đối với bệnh tiểu đường và béo phì, mặc dù mới chỉ có những nghiên cứu bước đầu. Một nghiên cứu trên tạp chí Diabetes, Obesity and Metabolism đã chỉ ra rằng một hợp chất có trong lục lạp của tảo bẹ có tên là fucoxanthin có thể hỗ trợ quá trình giảm cân ở những bệnh nhân béo phì khi kết hợp với dầu lựu. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tảo nâu có thể tác động đến việc kiểm soát đường huyết và giảm nồng độ glucose máu, đây là những tác dụng rất có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường type 2.
Tác dụng nhuận tràng
Tảo bẹ cũng chứa algin, có thể hoạt động như thuốc nhuận tràng, điều hòa sự hoạt động đường dạ dày – ruột.
Tác dụng điều hòa tuyến giáp
Tảo bẹ rất giàu iod là một nguyên tố quan trọng tham gia vào hoạt động và quá trình chuyển hóa của tuyến giáp. Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) xếp tảo bẹ vào nhóm thực phẩm tự nhiên giàu iod bậc nhất. Thiếu iod như chúng ta đã biết có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa và gây phì đại tuyến giáp (bệnh bướu cổ). Vì vậy, tảo bẹ được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị một số chứng rối loạn tuyến giáp, người bị bướu cổ.
Tảo bẹ được dùng làm chất nhuận tràng, điều hòa sự hoạt động đường dạ dày – ruột. Uống 1 – 2 thìa canh bột thô hòa với nước vào tối trước khi đi ngủ.
Chưa tìm thấy tài liệu.
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng tảo bẹ:
Tiêu thụ quá nhiều tảo bẹ có thể gây thừa iod trong cơ thể. Tình trạng thừa iod có thể kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức và gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt những người mắc các bệnh về tuyến giáp như cường giáp, ung thư tuyến giáp nên thận trọng khi sử dụng tảo bẹ.
Nguồn Tham Khảo:
- Wikipedia: //vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_T%E1%BA%A3o_b%E1%BA%B9
- Cảnh giác dược: //canhgiacduoc.org/tao-be.html
- Dược liệu: //duoclieu.edu.vn/tao-be/
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.